Bộ Kinh tế Đức đã chỉ thị công ty nhà nước Deutsche Energy Terminal "không tiếp nhận bất kỳ lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào của Nga", sau khi công ty thông báo rằng cơ sở của họ tại cảng Brunsbuttel ở miền bắc Đức sẽ tiếp nhận một lô hàng Nga vào 17/11, Financial Times đưa tin.
Bộ này cho biết lệnh được b🃏an hành nhằm bảo vệ "lợi ích công quan trọng nhất" của đất nước, kêu gọi công ty Deutsche "từ chối tiếp nhận lô hàng LNG từ Nga cho đến khi có thông🍎 báo mới".
Động thái của Đức diễn ra giữa lúc LNG được coi là con bài mặc cả của Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền Donald Trump một khi Tổng thống đắc cử Mỹ 🦄ꦿnhậm chức. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuần trước nêu ý tưởng thay thế LNG Nga bằng cách nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ.
Trước khi chiến sự Ukraine bùng phát năm 2022, Đức là nước châu Âu nhập nhiều khẩu khí đốt Nga nhất. Khi Nga cắt nguồn cung khí đốt qua đường ống dẫn tới Đức và các nước châu Âu khác, chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz chạy đua tìm kiếm giải ⛎pháp thay thế và xây dựng các cảng LNG để tiếp nhận qua đường biển.
Một nguồn tin trong ngành khí đốt Đức cho rằng con tàu chở LNG Nga tới cảng Brunsbuttel là "thủ thuật chính trị" của🍬🌠 ai đó nhằm tìm cách thăm dò phản ứng của Berlin.
Trong thư, Bộ Kinh tế Đức cho biết nếu tiếp nhận chuyến 𓆏hàng khí đốt Nga, cảng ở Brunsbuttel sẽ làm trái với mục đích xây dựng ban đầu của nó là giúp Đức và EU "thoát phụ thuộc vào ꦉkhí đốt Nga".
Mỹ và Anh đã cấm LNG của Nga, song E൲U vẫn tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu của nước này🧸. Theo Kpler, một công ty dữ liệu hàng hóa, EU hiện nhập khẩu 20% nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga.
Phần lớn LNG của Nga được chuyển đến Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ theo các hợp đồng dài hạn. Đức không nhập khẩu trực tiếp LNG của Nga kể từ khi chiến sự U⛎kraine xảy ra và Bộ Kinh tế nước này chỉ thị trong thư rằng Berlin sẽ tiếp tục làm như vậy.
Tuy nhiên, tập đoàn năngꦦ lượng nhà nước Sefe của Đức có hợp đồng dài hạn để đưa LNG từ cơ sở xuất khẩu Yamal của Nga và đã chuyển gần như toàn bộ nguồn cung cấp đến cơ sở nhập khẩu ở Pháp, theo Kpler. LNG được tái khí hóa tại đó và đưa vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt kết nối khắp châu Âu. Đức bắt đầu nhận khí đốt qua đường ống từ Pháp vào tháng 10/2022.
Deutsche Energy Terminal từ c💃hối bình luận về bức thư. Sefe cũng chưa phản hồi thông tin này.
Bộ Kinh tế Đức 🔴không đề cập trực tiếp về thư, nhưng nói rằng "về nguyên tắc, Đức không nhập khẩu khí đốt Nga và bộ cũng hiểu rõ việc này không được phép diễn ra thông qua các cảng LNG của Đức". Bộ Kinh tế Đức do Phó thủ tướng Robert H🐼abeck, người có lập trường cứng rắn với Nga, lãnh đạo.
Ba tàu đã rời Yamal nh💙ững ngày gần đây ꦚđể hướng đến châu Âu, song không tín hiệu nào cho thấy chúng sẽ cập cảng Brunsbuttel.
Huyền Lê (Theo Financial Times, Reuters)