Bàn về thực trạng nhiều người Việt không yêu quý tiếng Việt, độc giả Ngọc Hải chia sẻ:
Ngôn ngữ hay tiếng nói của một dân tộc k꧅hông chỉ chuyển tải tri thức. Sâu xa hơn còn chất chứa cả lịch sử, sức sống của dân tộc đó. Viết sai chính tả, viết hoa tùy tiện, thậm chí nhầm lẫn nói ngọng với phương ngữ... có nhiều nguyên nhân. Nhưng rõ ràng sự chuẩn hóa, cẩn trọng khi sử dụng ngôn ngữ (kể cả trong văn⛄ viết lẫn văn nói) đã không được xem trọng đúng mức.
Đọc các sách cũ ngày trước, trong cuốn nào cũng có một mảnh giấy hayꦇ trang đính chí🔥nh (ghi chú rõ chữ nào, dòng nào, trang bao nhiêu... sắp sai chữ hay in nhầm, in sai chính tả...). Sách in bây giờ hầu như không có mục đính chính đó nữa; lỗi in nhầm, sai chính tả thậm chí có thể gặp ở cả sách giáo khoa, từ điển...
>> Người Việt đang nói tiếng Việt 'lệch chuẩn'?
Định hướng, nếp nghĩ của ba mẹ đến định hình thói quen tốt cho con trẻ về việc đọc sách cũng rất quan trọng. Ngay từ bé đã rất nhiều bé "được" tiếp cận với điện thoại thông minh. Thay vì cùng con chơi, đọc truyện cho con, tạo thói quen đọc sách thì ba mẹ cũng chăm chăm điện thoại, lướt mạngꦿ. Không thể mong con trẻ yêu sách, trân trọng tiếng Việt khi ba mẹ không cẩn trọng lời ăn, tiếng nói hàng ngày cũng như bản thân các phụ huynh "lười" hoặc không đọc sách.
Rất nhiều người nước ngoài đã làm được điều đó với tiến✨g Việt. Lẽ nào là người Việt, ta lại không đủ trân trọng với ngôn ngữ "mẹ đẻ" của mình?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.