Trong văn bản gửi các tỉnh, thành do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng ký, Bộ Công Thương cho biết dừng xem xét thẩm định bổ sung các dự án điện gió vào Quy hoạch điꦕện VII hiệu chỉnh. Quy hoạch điện VIII đang đượ🌸c bộ này hoàn thiện, trình Thủ tướng trong tháng 10.
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị các tỉnh, thành tổng hợp danh mục các dự án điện gió đang đề nghị khảo sát, nghiên cứu triển khai, b🃏ổ sung quy hoạch đã được trình riêng lẻ trước đó về bộ trước ngày 9/10.
Từ năm 2018 đến nay, ✨Bộ Công Thương nhận được đề nghị khảo sát, phát triển dự án và bổ sung quy hoạch các dự án điện gió (trên đất liền, gần bờ, xa bờ) với công suất lên đến 50.000 MW. Riêng từ tháng 3 đến tháng 6, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung quy hoạch 7.000 MW điện gió và được Thủ tướng chấp thuận. Như vậy, tổng công suất quy hoạch điện gió năm 2025 là 11.800 MW, trong đó, 4.800 MW đã được phê duyệt trước ngày 1/1/2019, tương ứng với tính toán nguồn điện gió được hưởng ưu đãi giá FIT.
Theo Quyết định 39 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió, giá mua điện trên bờ là 8,5 cent một kWh (tươnꦏg đương 1.927 đồng), ngoài khơi là 9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) cho các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. Để một dự án điện gió từ lúc triển khai đến hoàn thành, vận hành, thường mất 2-3 năm, trong khi thời gian được hưởng ưu đãi giá FIT chỉ còn 13 tháng.
Phía Bộ Công Thương trước đó cho biết, sẽ sớm đề nghị Thủ tướng cho phép kéo dài chính sách ưu đãi giá FIT cho các dự án điện gió đến hết năm 2023. Sau thời điểm này mới áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, không nên gia hạn thêm cơ chế giá nhằm đảm bảo truyền tải công suất các sꦕự án điện này. Đồng thờ𝓡i, điều này còn chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu, tăng tính cạnh tranh và giảm giá mua các dự án.
Đức Minh