Bạn đừng bực bội mà viết đơn xin nghỉ ꧟việc. Ảnh minh họa của PV. |
Nếu bạn quá cảm tính, 💮hẳn sẽ thấy thất vọng và khó chịu mỗi khi ai đó hỏi thăm. Bạn tự nhủ “mình cống hiến đến thế mà có được đền đáp đâu, nỗ lực làm gì nữa”. Dĩ nhiên, chất lượng công việc của bạn sẽ b൩ị ảnh hưởng và đừng ngạc nhiên nếu một ngày đẹp trời, sếp ký quyết định giảm chức vụ, hay thậm chí cho bạn thôi việc. Cũng có thể bạn sẽ đùng đùng tự mình nộp đơn xin thôi việc trước khi sếp “kịp” có hành động ấy. Nhưng cách hành xử như vậy thật sự không hề tốt cho công việc và sự nghiệp của bạn.
Lời khuyên trong trường hợp này là hãy là người lý tính. Trong công việc hay bất kỳ một sự việc nào khác, khi nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề, bạn nên hành động theo lý tính. Hãy đặt những câu hỏi và tự trả lời một cách khách quan nhất: Tại sao mình không được thăng chức? Có phải vì bạn làm việc không hiệu quả, bạn không phù hợp với vị trí ấy, công ty hiện tại không có điều kiện cho bạn phát triển…, hay chỉ đơn giản vì trông bạn không hợp sếp? Cũng nên tham khảo ý kiến mọi người, kể cả sếp để thêmꦰ phần khách quan.
Một khi đã có câu trả lời chính xác nhất bằng lý tính, bạn sẽ xá❀c định được mình nên hành xử như thế nào? Dù quyết định ở lại hoặc ra đi tìm cơ hội mới, hãy luôn vui vẻ và hòa đồng với đồng nghiệp, giữ thái độ tích cực trong công việc và chọn cho mình một mục tiêu mới để phấn đấu. Bạn cũng nên nâng cao kỹ năng, làm việc chăm chỉ, thể hiện hết năng lực. Rồi đến lúc sếp sẽ tự hỏi sao mình lại không chú ý đến một nhân tài như bạn. Quan trọng hơn, bạn sẽ tự chủ, tự tin và trải nghiệm để bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
(Theo Vietnamworks)