Cơ quan Quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy 💧cấp Việt Nam🌺 (CITES) vừa có văn bản về việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu gỗ trắc.
Mẫu vật gỗ trắc Dallbergia Cochinchinensis (tên khoa học Dalbergia Cambodiana) là loại gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ dán. Trong ⛎mọi trường hợp xuất, ♔nhập khẩu, tái xuất khẩu phải có giấy phép CITES theo quy định. Tuy nhiên, loại gỗ này đang bị khai thác, buôn bá♏n trái phép trong thời gia⭕n qua.
Vì vậy, Việt Nam sẽ tạm ngừng cấp phép CITES nh🦹ập khẩu gỗ trắc từ ngày 1/1 với các hồ sơ đề nghị nhập khẩu g𒊎ỗ có nguồn gốc từ Campuchia và Thái Lan; chỉ xem xét cấp giấy phép từ Lào khi có xác nhận về hồ sơ hợp pháp của Cơ quan CITES nước này.
Bên cạnh đó, Vꩲiệt Nam cũng sẽ tạm ngừng cấp giấy phép CITES tái xuất khẩu gỗ trắc kể từ ngày 1/1 với cácꦬ lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ trắc từ Lào và Campuchia theo quy định tại Thông tư ngày 24/10/2014 của Bộ Công thương.
"Gỗ trắc có ng൩uồn gốc từ bốn nước là Thái Lan, Campu🍨chia, Lào, Việt Nam. Nhưng chúng đang bị khai thác quá nhiều để xuất khẩu, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì thời gian tới tài nguyên này sẽ cạn kiệt", ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc CITES nói.
Theo thống kê của Forest Trends (một tổ chức nghiên cứu về rừng của Mỹ) thì ngành gỗ Việt Nam hiện nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu thuộc nhóm HS 44 với tổng kim ngạch nhập khẩu chiếm đến 97% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản 💮phẩm gỗ, đặc biệt là nguồn nhập từ Campuchia, Lào, Trung Quốc.
An Phúc