“Mùa Vu Lan lại về. Hãy xem những gì ta làm và chưa làm cho ba mẹ. Hãy dặn lòng sống sao cho tròn chữ Hiếu để mai này không phải luyến tiếc, hối hận”, đó là chia sẻ của độc giả Lương Chí Minh trên 168betvisa-slots.com.
Đại đức Thích Thanh Huân, trong cuộc giao lưu trực tuyến với độc giả VnExpress về chủ đề “chữ Hiếu” nhân ngày lễ Vu Lan, nói: “Chữ Hiếu có sẵn trong tâm thức, là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Cho tới nay dù cuộc sống có thay đổi, đối mặt với nhiều vấn đề thời hiện đại, thì ý nghĩa chữ Hiếu vẫn không thay đổi. Đó chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình, và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành”.
Đa số mọi người đều cho rằng trong xã hội hiện đại, con người có quá nhiều áp lực và cám dỗ từ bên ngoài nhưng gia đình luôn là giá vị bền vững và là nơi đi về cho mỗi cá nhân. Do đó dù trong bất cứ một hoàn cảnh nào thì việc hiếu nghĩa với mẹ cha vẫn luôn là bổn phận của con cái.
Facebooker Giathinh cho rằng: “Dù có thế nào đi nữa thì chữ hiếu vẫn đứng trước chữ tình. Tội lỗi lớn nhất của con người là bất hiếu, mà người xưa gọi là đại nghịch bất đạo. Tốt nhất là mỗi người nên tự cân bằng được các mối quan hệ này”. Đó cũng là ý kiến của đông đảo mọi người về chữ “tình” và chữ “hiếu”.
“Mỗi con người đều có những mối quan hệ xã hội riêng và đôi khi khó có thể đồng nhất được nhưng cách tốt nhất là mỗi người hãy tự cân bằng nó”, bạn Diễm Hằng chia sẻ.
Cùng chung với quan điểm đó, một bạn có nickname Ngaymainanglenanhseve phân tích: “Quan trọng là mình có đủ tỉnh táo để cân bằng, giữ hài hòa cho cả hai phía hay không thôi”.
Có những hạnh phúc thật giản đơn nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Phụng dưỡng cha mẹ cũng là một niềm hạnh phúc như vậy, nhưng đang có không ít người con đã không thấy được điều đó, chỉ đến khi cha mẹ mất đi thì mới hối hận.
Anh PTThành đã kể chính câu chuyện của mình, như là bài học cho mọi người: “Dù cha mẹ có thế nào đi chăng nữa thì đó cũng là người thân sinh ra mình. Tôi 35 tuổi, là một người đã có gia đình và có 2 con rồi. Từ khi vợ có bầu, sinh ra và nuôi các con lớn lên tôi mới thấy công lao to lớn của cha mẹ mình (thật là xấu hổ, đáng ra tôi phải nhận thức sớm hơn)".
"Tôi thì rất thương mẹ, thương nhiều hơn ba, nên khi ba tôi ra đi đột ngột tôi cảm thấy mình bất hiếu vô cùng, mặc dù trước đây tôi và ba đã cùng nhau đi du lịch, đi ăn uống một vài lần. Tôi chỉ ước rằng bây giờ ba tôi còn sống để anh chị em chúng tôi phụng dưỡng ông tốt hơn cả trước đây nữa. Tôi chỉ mong các bạn sống phải có hiếu với cha mẹ, chữ Hiếu là chữ đầu tiên và cũng là chữ phải theo ta cả cuộc đời để đền đáp công lao to lớn của cha mẹ”, anh Thành viết.
Cùng chung tâm sự như vậy, một Facebooker lấy nick Hoàng Tử Ếch viết: “Cuộc sống ai cũng sẽ có những lúc sai lầm bồng bột. Đến một lứa tuổi nhất định tất cả chúng ta cũng mới nhận ra những sai lầm và thiếu sót thuở thiếu thời mình mắc phải. Nhưng phải chăng lúc đó đã là quá muộn?”.
“Mình đã có 2 con nên nhận thức rất rõ công ơn của cha mẹ”, một bạn có nick name Lttdiem, ở TP HCM chia sẻ. “Ba mẹ tôi đang sống ở Củ Chi, tuy tôi không sống bên cạnh, nhưng gọi điện thì thường xuyên lắm. Có lần gần 2 tháng tôi không về thăm ba mẹ được, để rồi thấy ba mẹ già hơn, yếu hơn nhiều quá. Tôi về thành phố mà cảm thấy buồn lo và cũng tự trách mình sao không về thăm cha mẹ thường xuyên hơn. Do công việc nên đi về cũng bất tiện, biết là ba mẹ hiểu con, không buồn, nhưng tôi cảm thấy day dứt mãi. Tôi cứ nghĩ bây giờ ba mẹ còn đó không về thăm được, thì sau này ba mẹ mất rồi muốn cũng không còn để thăm. Ai cũng bận rộn nhưng xin hãy nhớ rằng ba mẹ lúc nào cũng mong ngóng con cái sum vầy”.
Hoàng Long tổng hợp