Theo những nhân viên nước ngoài làm việc tại Triều Tiên, gần đây, thậm chí số ôtô đi lại trên đường còn đông đúc và náo nhiệtඣ hơn trước. Dù đa phần người dân nước này vẫn dùng xe cũ, nhưng những chiếc Mercedes, BMW, Lexus, Toyota và Land Rover mới coóng cũng xꦰuất hiện ngày càng nhiều.
Ông Yoon Sang-Hyun, một nghị sĩ Hàn Quốc cho biết, từ ♍năm 2009, cộng đồng quốc tế đã áp đặt lệnh cấm vận nghiêm khắc lên tất cả các mặt hàng xa xỉ được nhập vào Triều Tiên. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cấm được hàng hóa chảy vào đây từ Trung Quốc♓.
Các nhãn hiệu thời trang của Channel hay D&G được bày bán tại trung tâm thương mại Pothongang, Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP. |
Trong khoảng thời gian 2008 - 2010, Triều Tiên nhập rất nhiều hàng cao cấp như ôtô, thuốc lá, TV màn hì💮nh phẳng, camera kỹ thuật số hay các thiết bị điện tử. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng gần gấp đôi từ 272 triệu USD lên 446 triệu USD trong giai đoạn trên. Một người ngoại quốc sống ở đây đã thốt lên rằng: “Bình Nhưỡng chẳng thiếu thứ gì cả!”.
Pothongang Ryugyong là trung tâm thương m⛎ại cao cấp đầu tiên tại Triều Tiên và mới đượ𝐆c mở cuối năm 2011. Tại đây, các mặt hàng nhập khẩu từ thức ăn, quần áo đến đồ điện tử và nội thất đều được bày chật kín. Khách hàng đến đây cũng có thể thanh toán bằng ngoại tệ.
Mộtཧ chai champagne ở Pothongang được bán với giá 93 USD, gấp đôi so với sản phẩm tương tự ở Pháp. Các loại rượu nổi tiếng cũng đều có mặt đầy đủ. Quầy thực phẩm nơi này thì chất đầy bơ Đan Mạch, bơ New Zealand, pho mát Pháp và các loại nước ngọt nổi tiếng thế giới, trừ Coca Cola.
Các mặt hàng xa xỉ khác được bày bán là đồng hồ cao cấp, trang sức, nước hoa ngoại, TV màn hình phẳng và loa. Thậm chí người ta còn có thể tìm được tại Pothongang các loại thực phẩm và bát đĩa cao cấp của Nhật Bản, dù nước nà🐭y cấm vận Triều Tiên rất nghiêm khắc. Khách hàng thường xuyên của trung tâm thương mại này là tầng lớp thượng lưu và một số ít là doanh nhân.
Một địa điểm ưa thích khác của giới săn hàng hiệu là khu chợ Tongil nằm ở phía nam Bình Nhưỡng. Chợ này mở cửa từ năm 2003 trên một khu đất rộng tới 7.000 m2. Một phóng viên người Pháp từng đến đây nhiều lần cho biết: “Mọi người chen 💛nhau mua hoa quả và bia của Singapore, rồi đến mỹ phẩm và rượu của phương Tây. Đồ điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng trong tình trạng cháy hàng tương tự”.
Các cửa hàng và chợ ở đây đều lấy mối từ Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Cục thống kê Trung Quốc, thương mại sꦬong phương giữa hai nước này đã tăng 86% trong nửa đầu năm 2011 lên 3,1 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá trị thực còn cao hơn nhiều nếu tính cả việc hai quốc gia trên đổi hàn🤪g lấy hàng. Triều Tiên đã lấy quặng than và sắt để đổi lấy hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Khi một quan chức chính phủ lấy một nữ doanh nhân, họ được gọi là cặp đôi vàng của Triều Tiên. V🎃à để phục vụ cho những đối tượng thượng lưu này, hai nhà hàng Italy do người nước ngoài làm chủ vừa được mở ra tại Bình Nhưỡng. Họ bán pizza, mỳ Ý, rượu và cả Coca Cola nhập từ Italy nữa.
Hình ảnh về🏅 cuộc sống của giới thượng lưu tại Triều Tiên |
Hà Thu (theo AFP)