Theo Business Insider🐎, mỗi phòng bệnh nhân trong khoa cấp cứu của bệnh viện Stanford Health Care được trang bị một thiết bị với cấu tạo gồm giá đỡ có bánh xe, giỏ đựng dụng cụ y tế, pin sạc, phía trên gắn iPad cài sẵn ứng dụng họp trực tuyến Zoom.
𒅌"Thiết bị này cho phép bác sĩ có thể thường xuyên kiểm tra bệnh nhân mà không cần khẩu trang hay đồ bảo hộ", Tiến sĩ Ryan Ribeira, người phụ trách triển khai hệ thống của Stanford Health Care, cho biết.
ಞMỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với 524.903 ca nhiễm nCoV, tăng 33.633 trường hợp so với hôm qua, trong đó 20.389 người đã chết. Nhiều bệnh viện tại nước này trong tình trạng quá tải và thiếu rất nhiều đồ bảo hộ cho bác sĩ và y tá.
♔"Việc triển khai hệ thống khám từ xa đang tiết kiệm rất nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), cũng như nhân lực", Patrice Callagy, Giám đốc dịch vụ cấp cứu của Stanford Health Care, chia sẻ. "Trước đây, bác sĩ phải kiểm tra bệnh nhân một lần mỗi giờ, thì hiện nay tần suất đạt 3 lần mỗi giờ. Họ cũng không cần phải thêm công đoạn mặc và cởi PPE, từ đó không tốn thêm thời gian".
꧅Bên cạnh theo dõi bệnh nhân từ xa, bác sĩ có thể khám qua hệ thống này với khoảng cách hơn 3 mét đối với những trường hợp bệnh nặng. Ở khoảng cách này, bác sĩ không phải mặc đồ bảo hộ, ngoại trừ khẩu trang. Theo Callagy, nếu không có các thiết bị mới, bệnh viện ước tính cần gấp ba lượng PPE hiện tại.
🧜Một lợi ích khác của thiết bị khám bệnh từ xa này, theo Callagy, là bệnh nhân kết nối tốt hơn với các nhân viên y tế, bởi họ có thể nhìn thấy biểu cảm của người đang chăm sóc cho mình. "Có nhiều người bỗng dưng sợ hãi khi thấy bác sĩ trùm kín bằng đồ bảo hộ. Ngược lại, bác sĩ cũng không thể trấn an bệnh nhân khi họ cảm thấy không ổn", Callagy giải thích.
🍷Hiện tại, thiết bị khám chữa bệnh của Stanford Health Care chỉ được áp dụng nội bộ. Callagy kỳ vọng nó sớm được ứng dụng tại những nơi khác trên khắp nước Mỹ, thậm chí giúp thay đổi cách thức khám chữa bệnh trong tương lai.
Bảo Lâm