Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân, cố vấn khoa học, giảng viên cao cấp tại Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt cho rằng, có lẽ những điều mà đạo diễn Lê Hoàng, nhà văn Tra𝐆ng Hạ và anh chia sẻ tại talk show "Một tuần một chuyện - Đối thoại với Lê Hoàng" đã bắt trúng "mạch" của nhiều phụ nữ.
Chuy🅷ên gia tâm lý Bùi Hồng Quân đã chia sẻ đôi điều về chủ đề đang "hot" này và đưa ra những lời khuyên thiết thực để chuyện làm việc nhà trở nên nhẹ nh꧟àng hơn và là niềm vui của gia đình trong những ngày Tết.
- Một độc giả tên Thùy Dung gửi thư về chia sẻ: "Tết đến, việc nhà của tôi rất nhiều. Tôi đi làm về là phải tất tả tranh thủ dọn dẹp, hết phòng thờ đến phòng khách, hết phòng ngủ đến bếp, toilet... Tôi than mệt, nhờ chồng giúp thì anh nhăn mặt bảo: Em thuê người giúp việc theo giờ đi, có mấy việc của đàn bà mà cũng than tới than lui". Là một chuyên gia tâm lý, anh nghĩ sao về chuyện này?
- Câu chuyện của chị Dung không phải là tình trạng ღcá biệt. Thậm chí, tôi đã từng tiếp xúc với những "ca" khó hơn, người vợ đến than thở rằng chồng về nhà nếu thấy cơm nước chưa xong, nhà cửa chưa gọn gàng còn quay sang... gây gổ, quát tháo vợ, thay vì chung tay vào dọn dẹp, dù rằng vợ cũng đi làm giống hệt như mình. Họ không nghĩ rằng, những việc nhỏ nhỏ đó có thể tạo ra sự ức chế ở người phụ nữ, khoảng cách và sự bất hòa giữa 2 vợ chồng. Điều đó lâu dần tạo ra hình mẫu không tốt cho các con...
- Anh từng chia sẻ trên talk show "Một tuần một chuyện - Đối thoại với Lê Hoàng" rằng để thay đổi tình trạng này cần phải có sự tham gia của cả đàn ông, phụ nữ?
- Đúng vậy, đối với đàn ông, họ cần thay đổi suy nghĩ của mình, gia đình là của chung, hạnh phúc là của chung nên không có lý do gì mà việc nhà lại dành riêng cho vợ. Còn phụ nữ cần bản lĩnh hơn, cần thay đổi suy nghĩ, xem việc nhà là việc chung, là trách nhiệm của cả hai chứ đừng nghĩ đó là việc của mình và mình đang "nhờ" chồng "giúp", chồng không giúp thì chỉ biết buồn, tủi thân. Đối với những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn hay những đôi vợ chồng trẻ, các bạn hãy thảo luận một cách hết sức thẳng thắn, thành thật với nhau về vấn đề c⛦hia sẻ việc nhà để có sự thống nhất.
- Còn về phía "đối tượng thứ 3" là những người mẹ chồng trong gia đình thì sao, thưa anh?
- Thực tế có nhiều anh chồng rất thương vợ, muốn chia sẻ với vợ việc nhà nhưng mẹ chồn𓄧g lại cản. Rồi thì bạn bè "nói ra, nói vào", thế là đành bỏ cuộc. Đây là một thực tế đáng suy nghĩ. "Đối tượng thứ 3" có khả năng ⛦ảnh hưởng đến chuyện chia sẻ việc nhà, tôi muốn nhắc tới chính là định kiến xã hội, quan niệm của mọi người xung quanh. Định kiến này giống như một thách thức, cản trở đàn ông chia sẻ việc nhà với vợ.
Tuy nhiên, khi mỗi cá nhân thay đổi quan niệm của mình thì ❀chắc chắn cộng đồng sẽ có cách nhìn khác, đầy trân trọng với những người đàn ông biết chia sẻ việc nhà cùng vợ.
- Là một chuyên gia tâm lý, tiếp xúc với nhiều người và các hoạt động xã hội, anh thấy định kiến xã hội đã thay đổi thế nào trong việc kêu gọi nam giới chia sẻ việc nhà cùng phụ nữ?
- Thời gian gần đây, tôi để ý thấy trong cộng đồng đã có nhiều cuộc tranh luận thú vị, nhiều hoạt động kêu gọi chia sẻ gánh nặng việc nhà cùng phụ nữ. Chẳng hạn như cuộc tranh luậ﷽n hấp dẫn giữa đạo diễn Lê Hoàng và nhà văn Trang Hạ vừa qua, rồi cuộc thi "Góp thêm tay, cùng giúp mẹ" để mọi người gửi hình ảnh cả nhà dọn dẹp về dự thi... Hoặc tôi thấy các website chỉ bạn những bí quyết làm đẹp tổ ấm một cách đơn giản, các ông, các anh có thể tham khảo, đó cũng là cách hay để tạo bất ngờ cho chị em.
Thực tế mà nói, cùng nhau chia sẻ việc nhà c🥀òn là cách để hâm nóng tình cảm, bồi đắp mối quan hệ vợ chồng, con cái từ đó tạo nền tảng cho hạnh phúc gia đình𝓰, hiểu như vậy thấy việc nhà có lợi quá đi chứ.
- Theo anh, các hoạt động của cộng đồng trong việc khuyến khích đàn ông chia sẻ việc nhà với vợ có tác dụng như thế nào?
- Cá nhân tôi đánh giá, những chương trình, cuộc thi, website... như vậy đã cho thấy cộng đồng rất có trách nhiệm và quan tâm đến chủ đề này. Mỗi 🤪chương trình, mỗi hình thức có những tiếng nói riêng, tác động đến một phạm vi riêng nhưng cùng hướng đến mục đích chung là sự bình đẳng trong đời sống vợ, chồng, góp phần tạo dựng hạnh phúc gia đình Việt Nam. Đó là điều không chỉ cá nhân tôi mà chắc chắn rất nhiều người cùng mong mỏi.
Ngọc Bích