Tại họp báo của Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 6/3, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng An toàn thông tin, cho biết để ngăn chặn hiệu quả hơn vấn nạn l♉ừa đảo trực tuyến, sẽ cần triển khai ba nhóm giải pháp lớn gồm thể chế chính sách, kỹ thuật và tuyên truyền.
Về tuyên truyền, Bộ sẽ đẩy mạnh một phương thức mới là hệ thống truyền thanh cơ sở đến phường, xã. Điều này xuất phát từ khảo sát của Cục An toàn thông tin cho thấy một lượng lớn nạn nhân của lừa đảo trực tuyến là người sử dụng thiết bị Android màn hình nhỏ, giá rẻ. Điều này cho thấy nhóm người già và người thu nhập thấp c🐽ó khả năng cao rơi vào tầm ngắm của kẻ lừa đảo. Việc tiếp cận thông tin qua phương tiện truyền thống như loa phát thanh tại địa phương được đánh giá có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trước đó, Cục đã triển khai tuyên truyền qua một số kênh như Cổng không gian mạng quốc gia, Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo, Chuỗi điểm tin về lừa đảo hàng tuần. Tuy nhiên, ông Hưng đánh giá các hình thức, kịch bản lừa đảo thay đổi liên tục, khiế🐎n người chống lừa đảo "luôn đi sau" kẻ lừa đảo. Điều này đòi hỏi cần có sự đổi m🅺ới trong cách thức tuyên truyền và biện pháp kỹ thuật.
Về mặt công nghệ, Cục An toàn thông tin đã triển khai các biện pháp như giám sát, theo dõi, cảnh báo và ngăn chặn tên miền độc hại; phát triển cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc𝓡 gia để các tổ chức, cá nhân có thể truy vấn, khai thác, đóng góp dữ liệu kịp thời.
Ngoài ra, Bộ Thông 🌠tin và Truyền thông cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, doanh nghiệp viễn thông theo dõi, rà soát để hạn chế tình hình lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. Thông tin cá nhân bị lộ được cho là một trong những nguyên nhân sâu xa của lừa đảo trực tuyến, bởi chúng có thể bị l🍒ợi dụng để tạo tài khoản giả, hoặc để dẫn dụ nạn nhân.
"Đích đến của lừa đảo là tài chính. Khi xử lý được bài toán định danh, sim rác, thuê bao ngân hàng rác, tôi tin lừa đảo trực tuyến 🍌sẽ gi🌃ảm rõ rệt", ông Hưng nói.
Lưu Quý