Máy ảnh thời trang siêu mỏng luôn đi kèm với nhược điểm là chất lượng ảnh không được tốt, hầu hế🧸t đều bắt nguồn từ cấu trúc của ống kính, do đặt trong không gian chật hẹp của máy. Nhưng với sự tiến bộ hàng ngày của công nghệ xử lý ảnh, chip xử lý có thể cho ra những hình ảnh tốt hơn.
Với Sony Cyber-shot T90, bên trong thân hình nhỏ nhắn là hàng loạt tính năng mà không phải hy sinh chất lượng ảnh. Mặc dù việc thiếu góc chụp rộng vẫn 🐈làm một số người e ngại.
Sony Cyber-shot T90 màu hồng. Ảnh: Cnet. |
Với thiết kế nắp ống kính trượt quen thuộc, vỏ bằng kim loại, T90 tiếp tục thể hiện được phong cách thiết kế thời trang của Sony. Giống như các máy dòng T, chỉ cần gạt nắp bảo vệ ống kính xuống là bạn꧂ có thể bắt đầu chụp ảnh, mặc dù vẫn có ♊một phím nguồn chuyên dụng được bố trí ở phía trên.
Chiếc máy này chỉ mỏng 15 mm và có màn hình cảm ứng rộng 3 inch. T90 cũng sử 👍dụng pin nhỏ như camera cùng dòng khác, bên cạnh là khe cắm thẻ nhớ hỗ trợ hai loại thẻ là Memory Stick PRO⛎ Duo và Memory Stick PRO-HG Duo. Ngoài ra, thêm một chân vít để gắn tripod nằm ở dưới cùng. Thiết kế nút zoom trượt ngang khá linh hoạt, thuận tiện hơn khi xem lại ảnh và zoom khi đang chụp và quay
T90 có 5 màu khác nhau: xanh dương, hồng, bạc, đen và nâu. Máy có kích thước nhỏ gọn, chỉ nặng 1🔴28 gram nên dễ cho vào túi quần, túi áo hoặc túi xách. Mang hơi hướng thiết kế mỏng từ T900, T90 cũng sở hữu màn hình LCD Xtra Fine của S✃ony (921 nghìn điểm ảnh) chiếm gần như toàn bộ mặt sau. Chỉ khác là có thêm một móc dài để treo dây đeo và cũng giúp tay cầm chắc máy hơn khi quay và chụp.
T90 được trang bị cảm biến 12,1 Megapixel. Ảnh: Cnet. |
Bên trong là cảm biến CCD 12,1 Megapixel, ống kính zoom quang 4x, với khẩu độ tối đa ở góc rộng nhất là F3.5. Nhưng đáng tiếc, dải tiêu cự của ống kính không rộng như các đối thủ cạnh tranh hiện có mà chỉ là nằm ở mức trung bình là 35 mm. Ống kính được thiết kế hoàn toàn bên trong máy, không "thò thụt" ra ngoài và nằm khít ở góc trên bên phải. Tuy nhiên, nếu ngón tay bạn quá lớn, khi chụp sẽ rất dễ che mất ống kính ಞcủa máy.
Giao diện màn 🀅hình cảm ứng khá trực quan, với các tùy chọn hay được sử dụng như tùy chỉnh đèn flash, ch♓ế độ chụp macro và hẹn giờ chụp nằm dọc hai bên. Các tùy chọn khác như màn hình chủ - cho phép chuyển đổi giữa các chế độ chụp, xem lại, xem lại dưới dạng slideshow, in, bộ nhớ và cài đặt - thiết lập chế độ chụp được đặt ở góc trên và dưới cùng bên trái. Tuy nhiên, những người có ngón tay lớn sẽ khó bấm do các phím được bố trí trên màn hình cảm ứng khá sát nhau.
Tốc độ phát của màn hình khá chậm. Nó tỏ ra khó khăn khi phải bắt kịp tốc độ di chuyển của đối tượng và khi dịch chuyển camera với bất kỳ ch🌌uyển động nhanh nào. Cũng giống các máy ảnh cùng dòng khác, máy không có chức năng chỉnh tay hoàn toàn, nhưng vẫn có thể chỉnh một vài thông số như ISO, cân bằng trắng, phơi sáng và nhận diện khuôn mặt. Công nghệ nhận diện nụ cười cũng xuất hiện trên model này và được Sony thông báo là đã có những cải tiến tốt hơn so với dòng Cyber-shot trước đó. Tất nhiên, máy cũng trang bị chế độ chụp tự động hoàn toàn với các tùy chọn được tự động chỉnh sẵn cho phù hợp với hoàn cảnh.
Thân máy mỏng chỉ 15 mm. Ảnh: Cnet. |
T90 mất 2 giây sau khi khởi động để chụp được bức ảnh đầu tiên, thời gian tính từ lúc bắt đầu trượt nắp đậy camera xuống và ấn nút khởi động. Nếu chỉ trượt nắp xuống để khởi động camera thì thời gian để chụp bức đầu tiên khoảng chừng 2,6 giây. Thời gian trễ cửa chập dưới 0,1 giây, khá tiêu chuẩn cho một chiếc máy của dòng ngắm chụp. Màn hình cảm ứng khá nhạy, thậm chí là quá👍 mức khi nó phản ứng với bất cứ vật gì cứng như móng tay. Khi chạm vào màn hình, máy sẽ "đáp trả" bằng việc làm mờ và đổi màu khu vực xunh quanh để người dùng nhận biết.
Chất lượng hình ảnh dòng Cyber-shot của Sony trước nay không thực sự được đánh giá cao, tuy nhiên, T90 đã thể hiện một bộ mặt khác với khá nhiều cải tiến. Mặc dù việc kiểm soát nhiễu không thực sự tốt với các vật thể ở ISO 200 khi phóng kích cỡ của bức ảnh lên mức 100%. Tuy nhiên, có một số khác biệt khi xem kết quả là ảnh JPEG, khi giảm độ phóng đại, bức ảnh ở mức ISO thấp trông khá tuyệt, màu sắc cân bằng và sự thể hiện các chi tiết là rấ💎t tốt đối với một chiếc máy ảnh nhỏ gọn. Ở hầu hết các vùng, màu trông tự nhiên và không quá đậm khi so sánh với cảnh vật thực tế.
T90 chụp tốt với những cảnh vật có độ tương phản cao, tránh đưa máy ra chụp ở những khu vực quá sáng. Sự sai khác màu sắc trong các bức ảnh chụ🍷p được là tương đổi thấp, đây thực sự là một bất ngờ, và điều đó lại một lần cho thấy chất lượng của ống kính là khá tốt.
So sánh ảnh chụp từ T90 (trái) và Canon IXUS 200 IS (phải). Ảnh: Cnet. |
So với các máy ảnh cùng tầm, chẳng hạn Canon Digital IXUS 200 IS𒀰, ảnh từ T90 dường như có màu sắc đậm hơn trong điều kiện ánh sáng trắng. Ví dụ, vật thể được chụp dưới ánh sáng của studio, bạn có thể thấy hình ảnh chụp bằng T90 (bên phải) trông rực rỡ hơn. Ảnh chụp ở khẩu độ F3.5 và tốc độ màn chập là 1/40 giây. Trong khi đó IXUS 200 IS được chụp ở khẩu độ F2.8 tốc độ màn chập là 1/60 giây (khoảng tương đương so với T90).
Màn hình cảm ứng trải rộng hết mặt sau máy. Ảnh: Cnet. |
T90 có thể quay phim định dạng MP4 với độ phân giải 720p, chất lượng có thể coi là chấp nhận được so với các camera khác cùng tầm. Tuy nhiên, trong khi quay ống kính lấy nét tự động (autofocus) khá chậm, nhất là khi bạn chuyển đổi giữa các chủ thể khác nhau. Máy cũng có một microphone được tích hợp dùng khi quay phim nhưng chất lượng âm thanh chỉ là mono. Thêm nữa, khả năng lọc tiếng ồn và tạp🦄 âm cũng không thực sự tốt. Người dùng có thể sử dụng zoom quang trong khi quay, đây có thể coi là một lợi thế của T90 so với các máy ảnh compact khác có thể quay video chất lượng HD như IXUS của Canon
Nếu bạn muốn mua một chiếc máy ảnh có màn hình cảm ứng thì T90 là một sự lựa chọn không tồi. Nó mang tới hình ảnh khá tốt ❀với một hình dáng nhỏ gọn. Mặc dù còn một vài điều chưa ổn trên màn hình, nhưng bù lại máy rất dễ sử dụng. Điểm cộng đáng chú ý của T90 chính là kiểu dáng đẹp, bóng bẩy.
|
Tuấn Hưng