Cũng giống như tang lễ của Thiền sư cách đây tròn hai năm, lễ đại t🐻ường (mãn tang) được tổ chức đơn sơ, tiết kiệm và phẩm vật dâng lên ꧃thầy được khuyến khích là năng lượng tu tập, sự chánh niệm trong hành trì của môn sinh.
Hai năm trước, tang lễ Thiền sư diễn ra theo nghi thức "tâm tang", không rình rang nhạc lễ, không hoa trái rườm rà. Ấn tượng nhất chính là lời di huấn với môn sinh, đệ tử: đừng xây tháp cho thầy.
"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây𒊎 tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy", Thiền sư từng dặn lại.
Lời căn dặn của Thiền sư là một bài học quý giá và cũng là câu chuyện văn hóa trong ứng xử với tập tục địa táng ở ta. Tôi nhiều lần trò chuyện với một số phật tử, hỏi họ về việc thích chôn cất sau khi mất hay hỏa táng, có những người vẫn giữ tâm nguyện đượcꦇ địa táng trên đất nhà hoặc nghĩa trang. "Hỏa táng sợ nóng chịu không nổi". Tôi đã giải thích, "chết rồi mà nóng gì nữa, lúc sống, thần kinh mình còn hoạt động thì mới có cảm giác nóng lạnh chứ".
Nhưng phật t𒊎ử lớn tuổi thường không chịu nghe như vậy, có lẽ do truyền thống "sống có nhà, chết có mồ" đã ăn sâu vào tâm thức. Và có những người vẫn còn chưa chấp nhận sự thực rằng, khi đãౠ chết thân mình đã hư hoại, nên hỏa táng hay địa táng cũng chỉ là hình thức xử lý tử thi mà thôi. Vấn đề là chọn hình thức nào lợi lạc hơn, mang lại giá trị cho cả người sống.
"... Đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy". Thông điệp này với tôi là bài pháp cuối cùng cần được nhắc🎀 nhớ và ứng dụng rộng rãi.
Với lòng hiếu kính đối với ông bà, thầy tổ thì con cháu, học trò luôn muốn dành những điều tốt nhất cho người khuất. Nghĩa tử là n𓆉ghĩa tận nên việc chuẩn bị lễ tangღ hay các tuần thất liên quan cũng luôn muốn tốt nhất, từ trang trí đến cúng kính.
Ở TP HCM, 9 năm trước (2015), Chủ tịch UBND TP từng có quyết định số 14/2015-QĐ-UBND về việc hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn Thành phố. Có nhiều mức hỗ trợ tùy đối tượng, thấp nhất 1,5 triệu đồng cho một trường hợp. Với chính💜 sách này, TP HCM đã đi đầu trong nỗ lực thay đổi truyền thống tổ chức tang lễ, từ chôn cất sang hỏa táng. Trước đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định, phê duyệt đề án khuyến khích hỏa táng.
Hỏa táng là hình thức văn minh, tiến bộ hơn so với địa táng truyền thống với những ưu điểm như tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, giảm chi phí♏ tổ chức... Các địa phương khác có thể cùn🌳g góp tay thực hiện chủ trương khuyến khích hỏa táng này.
Vài năm trước, khi thực hiện đăng ký hiến tạng, phần đề nghị lo hậu sự sau khi hiến có gợi ý về hình thức an táng, tôi đã không ngần ngại chọn hỏa táng và ghi thêm🦹: gửi vào chùa hoặc rải xuống sông.
Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là khi sống mình có vui vẻ, hạnh phúc, có ích gì cho những người xung quanh và cho cuộc đời không, còn lúc đã chết rồi thì nên chọn một nghi lễ giản đơn, cách an táng đỡ tốn kém nhất. Tôi tâm niệm, đó cũng là nỗ lực đóng góp cuối cùng của bản thân, ít nhất là dành cho người thân thương mình, 🐟để họ không nặng nề lễ nghi, tốn kém vì mình thêm nữa.
Lưu Đình Long