Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ thay thế Bộ luật Lao động 2012 với nhiều quy định mới liên quan lương - thưởng của người lao độngꦕ.
Theo đó, khoản 1 điều 94 yêu cầu người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. 🅘Tuy nhiên, nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được họ ủy qu꧑yền hợp pháp.
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty Luật Bảo An) nhận định nội dung mới của điều 94 sẽ giúp tháo gỡ, khắc phục những hạn chế của Bộ luậtꦉ Lao động 2012 - khi chỉ cho phép người lao động nh꧑ận tiền lương trực tiếp hoặc chuyển khoản, chưa cho phép ủy quyền.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến người lao động không t❀hể hoặc không muốn nhận lương mà muốn ủy quyền cho người khác nhận thay như ốm đau, thai sản, đi công tác ở nước ngoài...
Luật không bắt buộc người lao động phải chứng minh lý do chính đáng của việc ủy quyền nhưng họ phải tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền cho người khác nhận thay. Người sử dụng lao độ🐈ng cũng không có quyền đòi hỏi người lao đ🌞ộng phải chứng minh lý do ủy quyền.
Do vậy, về nguyên tắc người lao động có thể ủy quyền cho bất kỳ ai nhận thay lương, kể cả việc trả lương sang tài khoản của người khác. Luật cũng không quy định bắt buộc phải ủy quyền nhận toàn bộ số lương nên người lao động có thể chỉ ủy quyền cho nhận một phần lương, phần còn lại họ vẫn trực tiếp nhận. 🔯Chẳng hạn, vợ/chồng lên thành phố làm việc thì ủy quyền cho vợ/chồng ở quê nhận một phần lương (qua chuyển khoản) để nuôi dưỡng con cái, gia đình. Quy định này sẽ giúp người lao động không phải hàng tháng ra ngân hàng chuyển tiền cho người thân.
Về hình thức ủy quyền, người lao động có thể làm giấ🔯y ủy quyền (chữ ký của bê🌺n ủy quyền) hoặc hợp đồng ủy quyền (có chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền) và phải được công chứng, chứng thực.
Không được ép người lao động dùng lương mua hàng hóa chỉ định
Cũng theo điều 94, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao 🌳động; không được ép buộc chi tiêu lương vào ꦇviệc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Quy định mới sẽ hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp thời gian qua đã cố tình trả l꧑ương bằng chính sản phẩm của mình hoặc của đối tác. Người lao động không nhận thì cũng không được trả lương nên gần như "bị ép" phải nhận. Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa có cơ chế giám sát𒊎, xử lý đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các trường hợp này.
Theo luật sư Vinh, một khi vấn đề này được thực hiện từ 1/1/2021 theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ không còn bị thiꦯệt thòi, các ô🍌ng chủ cũng không dám tùy tiện trả lương bằng hàng hóa như trước.
N☂ếu người lao động vẫn rơi vào tình huống trên, họ có thể yêu cầu công đoàn hoặc gửi đơn đến các cơ quan quản lý lao động ở địa phương như Liên đoàn lao động cấp hu🐷yện, Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện để được can thiệp, hỗ trợ.
Cho rằng trên thực tế vẫn💧 có thể có trường hợp người lao động rơi vào yếu thế, khô꧋ng dám đấu tranh, luật sư Vinh cho rằng cơ quan chức năng cần sớm có những quy định cụ thể về trình tự xử lý cũng chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Bảo Hà