Tôi làm nông nghiệp ở miền Tây, có nhiều độc giả có ý kiến nói nghề trồng lúa chỉ đủ ăn tôi thấy cũng đúng. Nhưng chính xác hơn là từ đủ ăn đến thiếu ăn. Đủ ăn chỉ dùng cho những người trồng nhiều lúa trên diện tඣích lớn mà thôi (nhiều là khoảng từ 10 công trở lên, 1 công là 1.000 m2).
Tôi không ở vùng Đồng Tháp mười nên diện tích lúa của từng gia đình thường thấp hơn 10 công. Thế vậy mà nghèo lại gặp cái eo, giá lúa ꦡmột năm trở lại đ🌳ây quá thấp trong khi chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang.
Ở quê tôi những người trồng nhiều lúa bây giờ cũng rất khó khăn rồi 🧸huống chi là trồng ít. Nhiều người sống nghề lúa không được hầu như đã đi làm công ty, hoặc chuyển qua cây trồng khác để xem thời vận thế nào.
Cho nên tôi không biết khoảng 10 năm tới thì nước mình gọi là nước nông nghiệp với chủ lực là cây lúa hay là nước công nghiệp n🍌ữa.
Nguyễn Văn Quan
Vấn đề là phải nâng cao chất lượng và giá trị nông sản để trên mỗi đơn vị nông dân sản xuất sẽ phải đổi đꦐược nhiều giá trị hàng hóa công nghiệp và dịch vụ tương xứng.
Nếu trình trạng này tiếp diễn, thì nông dân Việt Nam chính là người chịu l♛ỗ, bù lỗ. Dù đường đi của hàng hóa công nghiệp có vòng vèo thế nào cũng sẽ có cái đích đến để đổi lấy cái ăn.
Vấn đề là chính cái ăn mà chúng ta tạꦅo ra đang có giá trị rẻ quá. Cần phải làm nông nghiệp trọn gói cho ra sản phẩm đầu cuối luôn và có thương hiệu để có giá trị hơn trên mỗi đơn vị xuất đi tránh lỗ, tránh việc phải dùng quá nhiều nguồn lực, nhiều giá trị để đổi lấy những thứ chẳng có nhiều giá trị sử dụng.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.