Bé được người dân đưa lên bờ và sơ cứu đuối nước (ép tim, thổi ngạt) đúng cách rồi đưa vào Trung tâm y tế địa phương trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp. Tại đây, trẻ được ꦍđặt ống nội khí quản, bóp bóng qua ống nội khí quản có oxy và chuyển tuyến đến Trung tâm Sản Nhi, ngày 10/7.
Các bác sĩ đã ꦦsử dụng thuốc an thần, cho bé thở máy xâm nhập theo chiến lược bảo vệ phổi, hồi sức tích cực, điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng tiến tốt, trẻ được rút ống nội khí quản, thở máy không xâm nhập.
Hiện tại, sau 6 ngày điều trị bé đã có thể tự 🎉thở, da môi hồng😼, huyết động ổn định, phổi còn tổn thương do đuối nước.
Hôm sau, một bé trai 5 tuổi ở Việt Trì, Phú Thọ, tắm tại bể bơi cùng người thân. Bé chưa biết bơi nên đứng ở chỗ nước nông. Tuy nhiên, trong lúc người nhà không để ý, bé bị ngã xuống nước. Khoả𓆏ng một phút trẻ được đưa lên bờ trong tình t꧒rạng tím tái toàn thân, tự thở kém. Bé được sơ cứu tại chỗ, tự thở được và chuyển đến Trung tâm Sản Nhi. Khi vào viện bé tỉnh, mệt, tím quanh môi, gốc mũi, tự thở, thở nhanh, mạch nhanh. Các bác sĩ cho thở máy không xâm nhập, điều trị hỗ trợ, bé không suy hô hấp, huyết động ổn định, còn tổn thương phổi.
Như vậy, chỉ trong hai ngày liên tiếp, các bác sĩ ở Trung tâm sản Nhi, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, tiếp nhận hai bé bị đuối nước trong tình trạng khá nặng. Cả hai trường hợp trên đều đang đ🐻ược cácꩵ bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Chống độc điều trị và theo dõi sát sao.
Ước tính của Tổ chức Y🏅 tế thế giới (WHO), hằng năm có trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tại Việt Nam, đuối nước cướp đi mạng sống của gần 3.000 trẻ em mỗi năm, cao hơn các nước trong khu 🎀vực Đông Nam Á và gấp 10 lần các nước phát triển, chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích trên cả nước.
Đuối nước là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ🌳 em dưới 19 tuổi hàng năm. Trẻ nam bị đuối nước nhiều gấp hai lần trẻ nữ.
Bác sĩ Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc, B🎀ệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, khuyến cáo, trong thời điểm trẻ được nghỉ học ba mẹ cần quan sát kỹ trẻ khi đến nơi có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm. Cần làm rào, lấp kín những hố và rãnh, ao hồ không cần thiết. Đồng thời cho trẻ em học bơi và nâng cao kỹ năng phòng tránh, xử trí sơ cứu đuối nước ở mọi lứa tuổi vì sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội điều trị.
Khi bị đuối nước, nước sẽ tràn vào đường thở, lấp đầy các phế nang, không có không khí vào phổi, toàn bộ cơ thể thiếu oxy trẻ nhanh chóng đi vào hôn mê và tim chậm dần rồi ngừng hẳn. Thời gi🐟an vàng để cấp cứu trẻ đuối nước là 0-4 phút từ lúc trẻ rơi vào nước.
Các bước cấp cứu người bị đuối nước:
Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra😼 khỏi mặt 🌟nước bằng mọi cách.
Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi. Tiếp đến, người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừn𝓀g đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắ📖t được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện (hoặc 30:2 nếu có một người). Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ n🅠ôn ra nhiều nước nên cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt t♑hở.
Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, cần đưa người bị đuối nước đến⛦ cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
Lưu ý, không dốc ngược nạn nhân đuối nư🌱ớc, vác lên vai rồi chạy, động tác này làm mất thời gian cấp cứu. Nếu nạn nhân không được hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cấp cứu, có nguy cơ gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.