Trong một phòng khách sạn hồng rực ở bang Edo, miền nam Nigeria, một tay buôn người đang sắp xếp đưa lậu phóng viên CNN băng qua lục địa tới L🥀ibya với đích đến là châu Âu.
Đèn liên tục nhấp nháy trong khách sạn, nơi vừa là nhà chứa vừa là trụ sở của hoạt động buôn người. Hai n♓ữ phóng viên CNN đóng giả là người tị nạn đang tìm đường sang Italy, theo lời giới thiệu của một tay môi giới hợp tác cùng những kẻ buôn người từ châu Phi sang châu Âu.
Edo là trung tâm đưa lậu người ꦆở Nigeria và là một trong những điểm khởi hành lớn nhất ở châu Phi.ꩲ Mỗi năm, hàng chục nghìn người nhập cư trái phép được đưa đi từ đây. Họ là dân tị nạn chạy trốn khỏi xung đột trong nước hay muốn tìm cơ hội làm ăn đổi đời ở châu Âu. Đa số đều bán hết tài sản để lấy tiền chi trả cho hành trình.
Tuy nhiên, phần lớn họ không bao giờ ra khỏi Libya. Khi đến bờ biển, họ sẽ bị đòi thêm hàng nghìn đôla để tiếp tục hành trình xuyên Địa Trung Hải. Nếu không có tiền, họ sẽ bị giam giữ trong điều kiện sống tồi tệ, bị bỏ đói, bị bạo hành và bán làm nô lệ. Những thước phim năm ngoái về cuộc🎐 đấu giá nô♉ lệ ở Libya, nơi một thanh niên khỏe mạnh chỉ có giá 400 USD, đã khiến dư luận quốc tế phẫn nộ.
Ba tháng sau khi phóng sự được phát sóng, hai phóng viên Lillian Leposo và Nima Elbagir quyết định tiếp tục điều tra để xem tình cảnh của những người tị nạn đã được cải thiện hay chưa. ♉Họ đóng giả là hai phụ nữ giàu có, trả tiền cho gói VIP đi từ Nigeria tới châu Âu.
Theo kế hoạch, họ sẽ gặp một tay đưa người tại Kano và vượt biên v💜ào Libya, nhưng họ sẽ tìm cách trốn thoát ngay khi cảm thấy an toàn từ sự canh chừng của bọn buôn người.
Elbagir không nói nhiều về tìn🤪h hình hiện tại của mình, chỉ bảo rằng muốn đến Italy, từ đó sang London. Mấy tay đưa người chỉ hứng thú đến tiền của họ, không hỏi han nhiều.
Giá đưa mỗi người sang châu Âu là 1.400 USD. Tay môi giới ﷽nói giá đưa phụ nữ đắt hơn đàn ông, vì hành trình gian khổ hơn và họ hay bị quấy rối ở🦋 Libya.
Trước khi khởi hành, hai phóng viên được phát bao cao su. Tay môi giới càu nhàu khi phát hiện Elbagir không mang theo cái ܫnào trong hành lý. "Chúng tôi cung cấp phươnღg pháp tránh thai cho cô", anh ta nói. "Cô cần lấy lòng đàn ông Libya, h𝓡ọ có thứ cô cần, hiểu không?"
Khi cô nói𒀰 "v🤡âng", anh ta cười phá lên. "Cô may đấy, cánh đàn ông thường phải đợi 6 tháng mới đặt chân lên thuyền sang châu Âu được cơ. Còn phụ nữ như cô, có khi lên được thuyền ngay hôm sau ấy".
"Nghe này, nếu bị c🦂ưỡng bức, đừng có chống cự", anh ta nghiêm mặt cảnh báo.
Phụ nữ và trẻ em thường xuyên đối mặt bạo lực, lạm dụng tình dục và giam giữ dọc tuyến di cư từ Bắc Phi tới Italy qua Địa Trung Hải, theo báo cáo năm 2017 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)๊.
"Gần một nửa số phụ nữ và trẻ em được phỏng vấn từng bị lạm dụng tình dục trên đường di cư. Họ bị lạm dụng nhiều lần tꦛại nhiều địa điểm khác nhau", trích báo cáo phỏng vấn ♑122 di dân.
"Nạn buôn người ở Edo không đơn thuần𒁏 là các vấn đề kinh tế hay kém phát triển, mà đã ăn sâu bén rễ vào văn hóa v🐲à cần phải phơi bày, kiểm tra, nhổ bỏ", Yinka Omorogbe, tổng chưởng lý bang Edo, cho biết nói.
Một ngày sau khi thỏa thuận xong giá cả, hai nữ phóng viên CNN gặp tay môi giới ở khách sạn để chuẩn bị khở🧸i hành. Trong căn phòng cửa sổ đóng chặt, bên trên treo rèm hoa, những tay đưa người không giải thích cặn kẽ mà nhanh chóng đưa họ tới một trạm xe buýt ở Auchi, nơi cả đoàn bắt đầu di chuyển về phía bắc tới Kano.
Giao thông công cộng là vỏ bọc hiệu quả cho việc buôn người ở Nigeria. Nhà chức trách không thể ♒biết được xe buýt nào chở bọn buôn người, xe nào chở hàng hóa và cư dân thông thường.
Trước khi cửa xe buýt được khóa🧔 chặt để ngăn người bên ngoài đột nhập, hai nữ phóng viên kịp nhảy ra ngoài. Họ đi khuất khỏi tầm mắt của những tay buôn n൲gười và đến khu an toàn ở vùng ngoại ô thành phố.
Nếu tiếp tục hành trình, họ sẽ tới Kano sau 14 tiếng nữa. Từ đó, một tay buôn người sẽ đưa họ lên xe buýt thứ hai tới Agadez ở Nigeria. Từ đây, họ di chuyển tới Sabha, miền nam Libya, nơi những người sống sót trong vụ buôn nô lệ từng kể rằng họ bị chĩa súng vào người, bắt rời khỏi xe buýt và đ♏em bán đấu giá.
May mắn cho hai nữ phóng viên là họ đã kịp thời chạy thoát, nhưng nhiều người khác không thể. ▨Thế là cơn ác mộng bắt đầu, với hành trình bị cưỡng bức hay đấu giá làm nô lệ trên đường tới châu Âu.
Chợ nô lệ ở Libya. Video: CNN.
Hồng Hạnh