Bà Quàng Thị In ở bản Huổi Pặt, xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, quấn lại cuộn chỉ màu nâu đang khâu dở vạt áo rách rồi ngó ra ngoài sân. Đámꦰ lá đào khô đang cuộn tung trên mặt đất. Con trai, con gái đi xuống xuôi làm thuê. Trong căn nhà sàn ba gian chỉ có bà In với cô con dâu chăm 5 đứa nội, ngoại từ 2 đến 7 tuổi. Hôm nay con dâu lên nương vùi sắn, bà In lãnh nhiệm vụ đón trẻ về.
Chắc mẩm thể nào cũng mưa, bà đi vào góc bếp, tìm được ba miếng túi nylon, gấp gọn, rồi lật đật chống gậy ra khỏi nhà. Khi ấy, mới hơ🌼n 2h chiều.
"Bản hôm nay lại họp gì mà để bọn🏅 trẻ lại phải về sớm thế?", bà cụ 70 tuổi lãng tai, không nghe hết được thông báo trên loa, phán đoán suốt dọc đường đi. Cuốc bộ hết 5 cây số đường núi, mái nhà lợp tôn xam xám cuối cùng cũng ở trước mặt. Bốn đứa cháu nội, ngoại của bà In đã ngồi sẵn trước bậc tam cấp, nhấp nhổm ngóng bà đến đón. Khi ấy, đã gần 4h chiều.
"Bà thông cảm, hôm nay chúng cháu họp để chuẩn bị cho bầu cử", anh trưởng bản từ trong lớp mẫ𝔉u giáo bước ra, nắm tay bà In giải thích. Bà In chỉnh lại vành khăn đã đẫm mồ hôi, xua tay cười bảo không sao.
Bà xốc thằn🎀g cháu bé nhất mới 2 tuổi lên lưng, tay dắt ba đứa còn lại. Năm bà cháu lục tục ra về. Nghe tiếng sấm đầu tiên nổ phía đằng tây xám xịt, anh trưởng bản gọi với theo, dặn bà và bọn trẻ rảo chân kẻo dính mưa lớn giữa đường.
Thằng bé Huy còn dở giấc ngủ trưa, thiếp đi ngon lành trên lưng bà nội. Ba anh chị nó bám chân bà. Bằng thứ tiếng phổ thông lơ lớ tiếng Thái, mấy đứa trẻ ê a đọc một đoạn đồng dao về các loại𓄧 cá mà hôm nay cô giáo còn chưa kịp dạy hết.
Trên đoạn đường lộc gộc đất đá bị mưa rừng, lũ quét quật qua bao nă𒉰m, trơ ra những cái hố sâu hoắm, chỉ chừa lại những sống gồ nhỏ vừa đủ hai bàn chân đi. Bao quanh một bên núi, một bên vực, trước mặt trùng điệp những ngọn núi đang nhu nhú những m🐈ầm sắn vụ thu, suốt đưౠờng về nhà, không có một bóng người.
Cơn mưa rừng trút xuống khi năm bà cháu cụ In còn cách nhà đúng một đoạn dốc. Xung quanh chẳng có nhà nào trú nhờ. Bà cụ mở ba tấm nylon mang theo, quàng một cái lên lưng cho thằng nhỏಞ, ꦬcòn hai tấm cho ba đứa đi bộ che chung. Bà cụ tay bám bụi cây dọc đường, tay nắm chặt đầu gậy chống, bấm chặt đầu ngón chân trên đoạn đường trơn tuột.
Đây không phải l🦹ần đầu bà In đi đón cháu trái giờ, cũng không phải lần đầu tiên cơn mưa cản đường về của bà cháu họ. Ở điểm trường mầm non Huổi Pặt, học trò không chỉ nghỉ học vì thời tiết, mà đôi khi còn bởi những cuộc họp.
Điểm trường chỉ có 37 học trò, nhưng không có phòng. Cô trဣò của hai lớp mầm non phải học gộp làm một, học nhờ trong nhà văn hóa, được ngăn đôi bằng tấm vải bạt đóng vào những thân tre. Bản họp lâu thì lớp mầm non nghỉ. Bản họp sáng thì lớp mầm non vào muộn, còn bản họp chiều thì sẽ về sớm, như hôm nay.
Nhà văn hóa kết cấu không khác nh👍iều một chiếc thùng contaꦆiner chở hàng, nhưng nó vẫn là hạ tầng kiên cố nhất vùng và kiên cố hơn rất nhiều lớp mầm non vừa được dỡ bỏ 3 năm trước.
Như đa số các vùng miền núi nghèo, điểm trường mầm non 20 năm trước là thành quả đầu tiên của cộng đồng dăm chục nóc nhà. Người góp tre, người góp v⛦án gỗ, người không có gì thì góp sức.
Cuối tháng 8 hàng năm, phụ huynh Huổi Pặt lại đợi nghe tin truyền thanh quen thuộc của trưởng bả🐽n, nhờꦫ tu sửa lại phòng cho các con trước năm học mới. Nhưng tháng 8/2018, loa phát thanh của Huổi Pặt phải phát một tin không vui, nhờ phụ huynh đến cùng dỡ bỏ lớp.
Những cột gỗ trông to lớn là vậy mà khi nhổ lên cứ nhẹ bẫng, mọt đục rỗng từ trong ra ngoài. Anh trưởng bản n🍷ói đùa "cho mang về làm củi sưởi hết nhé", nhưng cây nào cây nấy đều bị tổ mối đùn như đống đất.
Lớp học xưa giờ chỉ còn hiện hữu dưới dạng ba, bốn thân gỗ mục ruột, nằm phơi giữa bãi đất trống, cỏ đã mọc đầy. Ở giữa bốn khoảng hõm, nơi chôn bốn cái chân cột nhà của phòng ♎học xưa, giờ người ta chăng ngang một mảng lưới, trở thành chỗ trai bản đánh bóng chuyền.
Trong lúc chờ được xây cho một điểm trường kiên cố, nhà văn hóa bản được ngăn đôi bằng vài tấm liếp tre như hàng rào. Một bên các ông, các bác họp hành, tập văn nghệ, họp hội nông dân, phụ nữ, thanh niên. Nửa c🐼òn lại, những đứa cháu bà In ngồi ê a học chữ.
🧸Nhưng được một dạo, cả cô giáo và cán bộ bản lần phụ huynh đều thấy "không ổn". Tụi nhỏ thi thoảng đang chơi, nhìn qua tấm rào thấy ông bà, bố mẹ đến nhà văn hóa có việc, lại khóc đòi về.
"Bố mẹ ông bà ở bên này còn các cháu ở bên kia, cả hai bên đều không tập trung được", cô giáo cắm bản Lò Thị N👍ga ý kiến với phụ huynh. Và thế là một tấm bạt nylon nữa được chăng cùng với "hàn🍨g rào tre" giữa phòng.
Từ đấy, hai nửa phòng không còn nhìn sang nhau, nhưng tiế🌄ng đọc thơ, tập hát của học trò vẫn lẫn lộn với những tiếng phát biểu hội nghị. Giải pháp cuối cùng là "nhường giờ", "nhường chỗ" cho nhau.
Trong khi bà cháu cụ In dầm mưa đi cốꦆ những đoạn dốc cuối cùng để về nhà thì cách đó 50 km, ở xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, trời đã tối. Trong căn nhà sàn đầu bản Mòn le lói ánh điện, cô giáo mầm non Quàng Thị Sỏn đang dắt bốn đứa trẻ ra sau nhà rửa chân 𒁃tay, mặt mũi rồi lại lùa chúng lên ngồi ngoan ở giữa nhà.
Nồi khoai luộc sôi ùng ục ở căn bếp cạnh đó. Cô Sỏn nhón chân trên sàn nhà, vớt ra đầy một bát. Hai đứa con cô bốc lấy 2 củ đưa cho 2 đứa🃏 học trò của mẹ. Chúng cũng chẳng còn lạ nhà hay ngại ngùng gì, bóc ăn ngấu nghiến.
Hai đứa trẻ sống ở bản Pá Lành nghèo nhất, xa nhất xã, cách nhà cô 5 km đường rừng. Những công việc này đáng ra là của bố mẹ chúng, nhưng ba năm cắm bản, cô Sỏn đã quen với việc phụ huynh đ🗹ón con muộn mỗi độ mưa bão về. Và phụ huynh Pá Lành cũng quen việc cứ đi đón muộn là đến thẳng nhà cô Sỏn tìm con.
Mùa hè bốn băm trước cũng là năm học đầu tiên được phân về điểm trường Bản Mòn dạy trẻ, cô giá⛦o người Thái 29 tuổi đi bản Pá Lành điều tra phổ cập, nhưng hầu như chẳng gặp được ai. Phụ huynh bồng bế con lên nương ăn ở cả tuần trời, bỏ lại những c🦩ăn nhà "trống hoác", theo đúng nghĩa đen.
"Phải có của cải đồ đạc thì mới bừa bộn được. Đằn🀅g này không có một cái gì để mà bừa", cô Sỏn nhớ lại căn nhà trỏng trơ có đúng cái ấm đun nước lạnh tanh giữa nền đất n💝ứt từng tảng và cái giường nan ọp ẹp kê góc nhà.
Khắp vùng núi non hơn 120 km2 của Nậm Ty, ở những độ cao 700, 800 m như ở bản Pá Lành, sóng điện thoại hầu như không có. Cô gi🐽áo trẻ bối rối, không biết làm thế nào để duy trì liên lạc với phụ huynh, hay trưởng bản khi có việc cần.
Cô Sỏn cuối cùng vẫn lưu lại hơn chục số điện thoại. Ba năm nay, không mấy khi cô gọi mà không nghe thấy giọng tổng đài đáp "thuê bao quý khách vừa gọi༒...". Cô Sỏn chuyển sang nhắn tin, hy vọng rằng phụ huynh ra trung tâm xã, hay lên nương, chỗ thoáng, có thể đọc đượ𝐆c. "Nhưng cũng họa hoằn lắm, vì không mấy người biết chữ đâu", cô kể.
Vài tuần sau, vào những buổi học đầu tiên của năm học mới, cô Sỏn cũng biết mặt hết phụ huynh của lớp, trong đó có cả chủ nhân của căn nh⛎à ghé thăm bữa nọ. Ông bố người Mông, Quàng Văn Thơ🍸m, hôm ấy là người đưa con đến sớm nhất, chân tay, áo quần hai bố con đều đã phủ đỏ bụi đường và dính đầy cỏ lau.
"Em cõng con đến. Em không biết đi xe, không có xe", anh Thơm cườꦚi, ngại ngùng giải thích. Cô Sỏn thoáng nghĩ lại đoạn đường lên bản Pá Lành hôm trước cô đi, hôm nay còn khiến cô đau tay do rồ ga xe máy, rồi nhìn bố con anh Thơm, lại thấy thương.
Cô Sỏn dắt tay thằng bé con vào lớp. Đến trưa, nhìn ra sân vẫn﷽ thấy bố nó lấp ló ngoài cổng. Cô giáo đồng nghiệp, dạy nhiều năm ở Bản Mòn, quen với điều này, quay sang cô Sỏn, giải thích "Nhà xa, a📖nh ấy đợi để đón con luôn. Chứ về nhà rồi quay lại cũng mất nửa ngày".
Hôm sau, cô giáo Sỏn gặp vợ anh, một cô gái Thái có đôi mắt vui tươi, nhưng hằn vết chân chim vì bụi đường và nắng gió. Chị Thơm và chồng đều không biết đi xe đạp, xe máy, và như nhiều phụ huꦏynh Pá Lành, họ cũng không biết chữ. Nhiều năm qua, vợ chồng thay nhau cõng con từ trên núi xuống lớp mầm non rồi lại ngồi vạ vật, đợi tan học rồi đón nó về.
Vợ chồng nuôi hai đứa nhỏ bằng tiền đi🐓 chăn trâu, chăn dê thuê, vác đá, đào cột điện và những thúng bắp thu từ nương ngô cách nhà bằng đúng đoạn đường đưa con đi học. Cô Sỏn bảo, đàn bà người Thái dẫu nghèo, cũng có cái khăn vuông quấn tóc, nhưng vợ Thơm thì không, cứ qua🅺nh năm đầu trần dù lên nương, hay lễ Tết, cưới hỏi. Cô Sỏn có hôm đợi chị bế con qua nhà, kéo tay vào, ấn cho cái khăn, từ đấy lần nào gặp chị vẫn nhắc.
Những cô giáo mầm non như cô Sỏn và mái trường tranh tre nứa lá liêu xiêu trở thành hy vọng duy nhất của vợ chồng Thơm vào một cuộc sống khá𝓰c, tươi sáng hơn cho con cái họ. Nên dù nắng mưa, họ vẫn đều✤ đặn cõng con xuống trường.
Cô Sỏn ước có chỗ nấu nướng tử tế cho bọn trẻ ăn bán trú, để những ông bố, bà mẹ bản xa như vợ chồng Thơm không còn phải dậy từ 5h sáng cõng con xuống trường, rồi thấp thỏm ngồi ở đường đợi tới trưa con tan học. Nhưng nhìn lại ngay cả phòng học của 93 đứa trẻ vẫn còn "dưới chuẩn🐭", cô Sỏn và đồng nghiệp, chưa từng mơ đến một hạ tầng khang trang cho những công việc hậu cần.
Lớp học ở điểm mầm non bản Mòn, xã Nậm Ty, đã trải qua hơn 20 mùa mưa bão, nhưng với số tr⛦ẻ nhiều gần gấp ba. Những cô giáo cắm bản như cô Sỏn không thể làm gì nhiều, ngoài việc mang bọn trẻ về nhà chăm những ngày cha mẹ chúng đến đón muộn.
Những phụ huynh bản cao, như bà cụ In, hay vợ chồng anh Thơm, trong khi mơ về một lớp học kiên cố, vẫn sẽ chấp nhận đội giﷺó mưa đi đón cháu sớm khi bản có việc họp, hay ngồi vệ đường đợi tan học để cõng con về.
Để giáo viên và học sinh ở vùng sâu, xa có điều kiện dạy, học tốt hơn, Quỹ Hy vọng - báo VnExpress tiếp tục nhận quyên góp với mục tiêu xây mớiꦯ ít nhất 4 ꧑điểm trường ở các xã khó khăn tại huyện Sông Mã, Sơn La.
Mỗi sự chung tay của độc giả sẽ góp thêm một viên gạch xây nên những ngôi trường mới. Mọi ủng hộ xin gửi về chương trình tại đây.
Thanh Lam