Cuối tháng ba, công trường xây dựng đường vành đai phía Tây (dài 19,3 km, rộng 80 m) đi qua các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền, nối quốc lộ 91 và 61 C rất vắng vẻ. Chỉ một số vị trí, đơn vị thi công phát quang, lắp dựng nhà điều hành,💃 tập kết thiết bị, vật tư...
Khung cảnh nói trên trái ngược không khí hồ hởi khi dự án được khởi công cách đây hơn 4 tháng. Lúc đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết công trình có vai trò quan trọng khi hình thành trục vành đai ngoài, tạo không gian phát triển mới cho TP Cần Thơ, kết nối thủ phủ miền Tây các tỉnh lân ✅cận.
D𝕴o đó, lãnh đạo Chính phủ đề nghị chủ đầu tư cùng các bên liên quan nghiên cứu rút ngắn thời gian thi công từ ba còn hai năm để công trình sớm khai thác. Ngoài ra các đị🌳a phương cần thực hiện tốt bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho những hộ dân ảnh hưởng bởi dự án.
Đường vành đai phía tây Cần Thơ có tổng mức vốn hơn 3.837 tỷ đồng. Theo Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ (chủ đầu t💦ư), công trình có 1.380 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến🦹 nay, các địa phương đã kiểm đếm nhà, vật kiến trúc, cây trồng được 1.359 trường hợp (hơn 98%).
Đến cuối tháng 3, UBND các quận, huyện đã phê duyệt chi phí bồi thường cho 416 hộ với hơn 649 tỷ đồng. Trong đó, đã chi trả bồi thường c🧸ho 392 hộ với hơn 618 tỷ đồng. Chiều dài mặt bằng bàn giao hơn 3,2 km (17%) nằm nhưng nằm rải rác tại các quận huyện.
Hiện 4/7 gói thầu (16, 17, 19 và 20) trên tuyến đã chọn được nhà thầu thi công. Nhưng đa số chưa có mặt bằng nên các đơn vị thi công đang tập trung lập thủ tục đầu vào (trình các thủ tục nhân sự ban chỉ huy công trường, nguồn vật liệu đầu vào, phòng 🐲thí nghiệm vật liệu, thiết kế cấp phối bêtông), k💫iểm tra mốc mạng, lập ban chỉ huy công trường, tiếp nhận mặt bằng.
"Đề nghị chủ đầu tư và các địa phương có tuyến đi qua sớm bàn🏅 giao mặt bằng để chúng tôi tập trung thiết bị, nhân lực tổ chức thi công nhanh và đồng bộ để kịp tiến độ đề ra", đại diện nhà thầu nói.
Về vấn đề này, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ cho biết, các khu tái định c🌊ư đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa áp giá nền nên không đủ điều kiện bàn giao cho người dân, ảnh hưởng việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đồng thời, theo ch🧸ủ๊ đầu tư, khái toán sơ bộ của các địa phương (theo giá đất năm 2022), kinh phí giải phóng mặt bằng cho toàn bộ dự án tăng mạnh. Với chi phí giải phóng mặt bằng được duyệt ban đầu (hơn 829 tỷ đồng) chỉ đủ giải quyết cho khoảng 40% số hộ bị ảnh hưởng, 60% còn lại phải chờ điều chỉnh chủ trương mới tiếp tục triển khai.
Phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết đây là công trình trọng điểm của thành phố. Chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch chi tiết để có lộ trình triển khai dự án, 🐲giải quyết những khó khăn, phát sinh.
"Vấn đề giải phóng mặt bằng lưu ý phải tính toán kỹ, không để xảy ra tình trạng ra quyết định bồi thường rồi mà tiền không có", ông Hiển nói và cho biết vì ngân sách thành phố có hạn nên không phê duyệt bồi thườ🐓ng đại trà mà ưu tiên những vị trí cần mặt bằng trước 🧔để thi công.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, để đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng, địa phương có thể tổ chức bốc thăm giao nền tái định cư cho người dân trước khi có quyết định áp giá nền; tính đến phương á✨n tái định cư phân tán (hỗ trợ tiền cho người dân tự mua nền). Hai quận Ninh Kiều, Cái Răng tính toán phương án xây chung cư tái định cư để bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng dự án.
TP Cần Thơ rộng 1.400 km 2, hơn 1,2 triệu dân. Thời điểm trước khi ♔Covid-19 xuất hiện, thành phố đạt mức tăng trưởng kinh🌠 tế bình quân 7,53% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 97 triệu đồng (khoảng 4.100 USD). Mục tiêu 5 năm tới, Cần Thơ trở thành đô thị hạt nhân của Đồng bằng sông Cửu Long.
An Bình