Đường hầm này thông với sàn ngắm cảnh rộng 20 m, cho phép quan sát dòng chảy của thác Móng ngựa, thác lớn nhất trong cụm thác Niagara. Nhà máy thủy điện mang tên Niagara Parks mở cửa từ năm 1905 đến 2006, cung cấp điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp ở khu vực xung quanh. Đường hầm dưới lòng🌺 đất đóng vai trò đường thoát cho dòng nước đã qua sử dụཧng chảy ra từ nhà máy.
Sử dụng xẻng, cuốc và thuốc nổ, hàng nghìn công nhân mất 4 năm để đào đường hầm cao 8 m và rộng gần 6 m. Trong thời gian hoạt động, đường h🌠ầm xây từng 4 lớp gạch và 46 cm bê tông, bao quanh là đá phiến sét, có thể chứa 268.764 lít nước chảy ở tốc độ 8 m/s.
Được vận hành bởi công ty điện Niagara Canada, nhà máy thủy điện sử dụng công nghệ tiên tiến thời đó l𓆉à 11 máy phát điện Westinghouse hình trụ để tạo ra dòng điện xoay chiều mà nhà phát minh Nikola Tesla giữ bằng sáng chế. Các kỹ sư thiết kế nhà máy với ngoại thất ốp đá cẩm, đá vôi và gạch mái màu xanh phỏng theo thác nước ở gần đó.
Ngoài nhà máy điện Niagara Parks nằm ở Ontario, Canada, các thương gia còn tận dụng sức mạnh của dòng nước trong vài dự án khác. Ví dụ, nhà máy thủy điện Adams vận hành bên phía Mỹ từ năm 1895 đến 1961, theo CNN. Ở Canada, nhà máy của Công ty điện Ontario hoạt ꦦđộng từ năm 1905 đến 1999 và nhà máy thủy điện Toronto vận hành từ năm 1906 đến1974.
Hồi tháng 7/2021, phòng chính rộng hơn 6.000 m của nhà máy Niagara Parks mở cửa trở lại cùng với 🃏triển lãm tương tác, cổ vật, tranh ảnh và tài liệu giáo dục. Các nhà chức trách hy vọng số khách tham quan công trình sẽ tăng lên khi đường hầm mở cửa hồi cuối tháng 10.
An Khang (Theo Smithsonian)