Mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống cấp tr🐻ầm trọng sau khi quốc gia Trung Đông bắn rơi máy bay Nga tại biên giới với Syria tuần trước. Ngoài các trừng phạt thương mại𒁃 lên Thổ Nhĩ Kỳ, Nga còn tung bằng chứng khẳng định Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Tayyip Erdogan liên quan đến hoạt động buôn dầu lậu với tổ chức khủng bố IS.
Hôm qua, Bộ trưởng Năng lượng Nga - Alexander Novak cho biết dự án Turkish Stream - đường ống dự định bơm khí đốt từ Nga sang châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị ngừng lại. Ngay sau đó, lãnh đạo hãng 🅠dầu Italy - Eni - một trong những người mua chính của khí đốt qua đường ống này, cũng khẳng định dự án đã thất bại.
Quyết định trên đã khiến đại gia năng lượng Nga - Gazprom chịu thiệt thòi. Họ đặt hàng ống dẫn khí từ những quốc gia xa xôi 🅠như Nhật Bản và Đức cho dự án South Stream dài 2.400km, sau đó lại chuyển số ống này sang Turkish Stream.
Số ống này chỉ có thể được sử dụng cho các dự án tại Biển Đen, do có thiết kế đặc biệt. Vì vậy.,giờ Gazpro꧟m phải xếp xó chúng cho đến khi căng thẳng Nga - Thổ dịu bớt.
"Những ống này được sản xuất cho môi trường, sức ép và sức chứa đặc biệt. Theo đó, chúng chỉ phù hợp làm đường ống dưới nước tại Biển Đen", Reuters trích lời một nguồn tin trong ngành cho biết.
Dù việc đóng băng Turkish Stream chủ yếu mang tính hình thức, vì dù sao💫 dự án này cũng bị trì hoãn nhiều lần và bị nghi ngờ về tính khả thi, ảnh hưởng ꦰtài chính của nó lên Gazprom vẫn là có thật.
Valery Nesterov - nhà phân tích tại Sberbank cho biết Gazprom đã chi 12-14 tỷ USD cho dự án Turkish Stream và còn từ bỏ dự án South Stream trước đó. South Stream bị hủy năm ngoái trước sự phản đối của Liên minh châu Âu (EU) và căng thẳng🔥 Nga - phương Tây gia tăng sau khủng hoảng Ukraine.
Kế hoạch đường ống Nord Stream sang Đức cũng đang bị đặt dấu hỏi, sau khi nhóm 10 chính phủ châu Âu hôm qua✃ thông báo dự án này đi ngược lại lợi ích của EU và có khả năng gây bất ổn cho Ukraine. "Lại một lần nữa, Gazprom ôm một đường ống có thể bị hủy bỏ", Nesterov cho biết.
Nga là một trong những quốc gia sản xuất ống thép lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Họ có khả năng làm ra 3 triệu tấn ống thép loại lớn mỗi năm - thường sử dụng trong các dự án năng lượng lớn.
Dù vậy, hãng sản xuất thép ống lớn nhất Nga - TMK cho biết dự án Turkish Stream vẫn có thể hồi sinh trong tưꦦơng 🍸lai. "Turkish stream chỉ là một dự án chưa hoàn thành mà thôi. Trong một hay hai năm tới, khi căng thẳng hạ nhiệt, nó sẽ lại hoạt động. Đường ống có thể chôn dưới đất trong 50 năm cơ mà", Vladimir Shmatovich – Phó chủ tịch TMK dự báo.
Hà Thu