Chiều 20/3, sau do sự cố cầu Ghềnh bị đâm sập, nhà ga Biên Hòa, Đồng Nai đông nghịt người. Hàng trăm hành khách về ga Sài Gòn bị kẹꦿt lại, chờ được sắp x💛ếp lên ôtô để về TP HCM.
15h25, tàu SE7 theo lịch trình từ Hà Nội về Sài Gòn, nhưng 425 hành khách đã phải x𝓡uống Ga Biên Hòa trong cái nắng gắt đầu hè. Những hành khách này sẽ đưa về Ga Sài Gòn bằng đường bộ. Số lượng nhân viên vận chuyển hành lý cho hành khách không đủ để phục vụ. Nhiều người già, phụ nữ có con nhỏ phải vất vả với nhiều hàng hóa từ quê vào TP HCM.
Chị Nguyễn Thị Nhàn (34 tuổi, quê Bắc Giang) cho biết đi cùng mẹ và con nhỏ, mang 🐟nhiều quà từ quê vào biếu người thân ở TP HCM. "Không có nhân viên ga tàu, hai mẹ con tôi phải tự chuyển, trong khi đó con gái tôi mới mấy tháng, trời nắng nó khóc suốt", c꧋hị Nhàn chia sẻ.
Cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai dùng đi chung cho cả đường bộ và đường sắt với hai phần bên hông dành cho xe hai bánh và người đi bộ, ở giữa dành cho xe lửa🌸 và ôtô. Một lãnh đạo ngành đường sắt cho hay, cầu Ghềnh bị sập khiến tất cả các chuyến tàu từ TP HCM đi chiều Hà Nội và ngược lại qua tuyến đường này phải ngừng chạy để chờ khắc phục. Công ty đã huy động các bộ phận liên quan tập trung về hiện trường để tìm cách khắc phục sự cố.
Theo Ban an toàꦛn giao thông tỉnh Đồng Nai, mố cầu Ghềnh đã sập, việc sửa chữa phải mất rất nhiều thời gian. Trước tình hình này, cơ quan chức năng đã chọn phương án: ga Biên Hoà sẽ là ga cuối vận chuyển hành khách Bắc - Nam thay ga Sài Gòn, ga Hố Nai (huyện Trảng Bom) sẽ hỗ trợ ga Biên Hòa.
Bà Phạm Thị Thanh Hòa, Giám đốc Trung tâm kinh doanh vận tải và dịch vụ tổng hợp ga Biên Hòa cho biết, theo cuộc họp khẩn về việc trung chuyển hành khách🍨 dự kiến đến 6h15 ngày mai sẽ có 11 chuyến tàu trung chuyển đến ga. Những tàu này sẽ được kiểm tra an toàn, vệ sinh và quay đầu chạy ngược lại. Có ít nhất 6 tàu bị kẹt lại ở Ga Sài Gòn không thể qua cầu Ghềnh vận chuyển khách. "Trước việc hàng nghìn hành khách sẽ trung chuyển tại ga, chúng tôi đã huy động tất cả ban trong ga để phục vụ các hành tr⛦ình được thông suốt”, bà Hòa nói.
Tại TP HCM, nhiều khách ở ga Sài Gòn cũng buộc phải đi đư♐ờng bộ xuống ga Biên Hòa để khởi hành. Phó chủ tịch UBND thành ꧟phố Lê Văn Khoa đã có cuộc họp với ♎ga và Sở GTVT bàn giải pháp sau sự cố. "Ngành đường sắt sẽ tổ chức theo như 🐼chương trình dự định, hơi bất tiện một chút là phải trung chuyển hành khách xuống Đồng Nai nhưng vẫn phải đảm bảo đủ lượng xe để phục vụ cho bà con", ông Khoa nói.
Ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc🅰 Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết trong ngày hôm nay dự kiến có khoảng 1.500 hành khách xuất phát từ ga Sài Gòn. Trong trưa ওnay, Trung tâm Vận tải hành khách công cộng và Sở GTVT đã cho một số xe khách đưa khoảng 350 hành khách xuống ga Biên Hòa, sau đó sẽ tiếp tục lên tàu đi theo lịch trình. Đồng thời, những xe này sẽ đưa khách từ Biên Hòa về Sài Gòn.
"Từ chiều đến tối, chúng tôi sẽ tiếp tục cho xe đưa khách của 4 chuyến tàu đi Biên Hoà để tiếp tục hành trình. 🔯Trong những ngày cầu Ghềnh đang gặp 🐈sự cố, chúng tôi cũng đề nghị khách nên mang theo hành lý đơn giản để tiện cho việc trung chuyển", ông Văn nói
Theo ông Văn, ga Sài Gòn vẫn bán vé bình thường, đến giờ sẽ có xe buýt đưa hành khách xuống ga Biên Hಌòa (Đồng Nai) rồi lên🉐 tàu đi tiếp. Tuy nhiên, thời gian có thể trễ hơn bình thường ít nhiều. Nếu hành khách không có nhu cầu đi tàu nữa có thể trả lại vé, không mất phí.
"Đây là sự cố ngoài ý muốn, có thể ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ nên mong quý kh𓆉ách thông cảm", ông Văn nói và cho biết, trung bình mỗi ngày có 9 chuyến tàu xuất ph🎐át từ ga Sài Gòn với khoảng hơn 2.000 hành khách.
Trước đó, 11h30 trưa nay, tàu kéo xà lan chạy trên sông Đồng Nai, khi đi qua cầu Ghềnh đã đâm gãy một móng cầu, 2 nhịp sập xuống nước. Nhiều người chạy xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước. Nguyên nhân được xác định do người lái xà lan là🐎 tài công Nguyễn Văn Thưởng đã vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông qua cầu Ghềnh.
>>Xem video: Nhân chứng kể lại giây phút cầu Ghềnh bị đâm sập
Được khánh thành năm 1904, cầu Ghềnh dài hơn 223 m, có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rꦉất kiên cố. Trên cây cầu ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam. Từ khi cầu Ghềnh đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được🏅 thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18km), G🌊ia Ray - Mường Mán (1910, dài 77km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408km). |
Nhóm phóng viên