Đề xuất được Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Phan Công Bằng nêu tại buổi làm🍰 việc của Bộ Giao thông Vận tải với các địa phương về phương án đầu tư tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ, nꦛgày 17/6.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt này dài 174 km với 13 nhà ga, qua 6 tỉnh, thành gồm: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Điểm đầu tuyến ở൩ ga An Bình (TP Dĩ An, Bình Dương), điểm cuối tại ga Cần Thơ (quận Cái Răng). Đoạn qua TP HCM trước đó được tính toán chỉ 12 km trên cao.
Theo ông Bằng, thành phố có nhiều khu đô thị, dân cư nên điều tiết giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ rất khó, nguy cơ gây ùn tắc. Do đ♔ó, thành phố đề xuất nghiên cứu phương án cho toàn bộ 33 km đường sắt qua địa bàn đều đi trên cao.
"Tuy chi phí có thể nhiều hơn nhưng giải phá🧸p này dễ triển khai cũng như mang lại hiệu quả lâu dài", ông Bằng nói và cho biết hiện quy hoạch chi tiết còn một số sai lệch về hướng, tuyến nên cần tính toán kĩ hơn để tránh khó khă🔴n trong công tác đền bù.
Chủ tịch UBND TP HCM Pha𒈔n Văn Mãi nói quá trình triển khai, dự án cần chuẩn bị ba nhóm công việc chính: mặt bằng, đầu tư tàu và xây các nhà ga đô thị. Đơn vị tư vấn cho dự án cần xác định nhóm nào dùng ngân sách, kêu gọi đầu tư, phần có thể dùng khoản thu từ khai thác quỹ đất quanh nhà ga... Nhờ đó, dự án có thể tự cân đối nguồn vốn hoặc ngân sách chỉ đầu tư một phần.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đề nghị các địa phương cùng đơn vị tư vấn chú ý vị trí xây nhà ga, nhất là ga hàng hóa nhằm kết nối nguồn hàng, các trung tâm logistics... Điều này giúp khai thác tối đa lợi ꧋thế vận chuyển hàng hóa của tàu. Ngoài ra, các tỉnh thành cần sớm đưa dự án vào quy hoạch chung để có pháp lý về phạm vi thực hiện, hướng tuyến.
Trước đó, đại diện liên danh tư vấn Tedi South - Tricc - Tedi cho biết mục tiêu năm nay hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính p💦hủ, trước khi trình Q🍎uốc hội xin thông qua chủ trương đầu tư năm 2024.
Dự án ước tính có tổng đầu tư hơn 169.000 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng hơn 916 ha. Đây là tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm - dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới. Dự án được nghiên cứu cho tàu khách chạy 190 km/h và 120 km/h với tàu hàng. Công trình giúp thời g🍸ian từ TP HCM đi Cần Thơ được rút ngắn còn 75-80 phút, thay vì 4-5 giờ bằng đường bộ như hiện nay.
Gia Minh