Xung quanh câu chuyện "🦄Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành khối lượng xây dựng", nhiều độc giả VnExpress đặt dấu hỏi xung quanh bài toán kinh tế "lỗ nhiều hơn lãi" của dự án này:
꧅ Chưa vận hành mà tiêu hao đến 100 triệu đồng/ ngày, vậy khi vận hành tốn bao nhiêu vậy? Tiền vé có đủ không, hay vẫn phải bỏ tiền nuôi?
🌳 Hôm trước tôi chỉ dám tính chi phí lương cho công nhân viên rơi vào tầm 6 tỷ đồng/ tháng mà còn chưa có đường nào khả dĩ để có thể hoàn vốn. Khoảng 1.200 nhân viên với mức lương trung bình 20 triệu đồng/ tháng, còn lại gần 30 tỷ chi phí thuê văn phòng, thuê nhà... Tạm tính giá toàn tuyến 35.000 đồng/ vé/ lượt thì mỗi ngày phải khoảng 50.000 lượt vé mới tạm đủ chi phí duy trì.
𝓀 Với 13 km đường sắt, thi công trong 11 năm, tiêu tốn 8.700 tỷ đồng và bây giờ dù chưa đưa vào khai thác nhưng vẫn ngốn 100 triệu đồng mỗi ngày. Hiệu quả kinh tế chưa thấy đâu, ách tắc giao thông vẫn chưa thấy giảm được chút nào, mòn mỏi chờ đợi đã quá lâu.
🍨 Chưa tính khấu hao cơ bản và cho công tác duy tu bảo trì, mỗi tháng phải chi khoảng 10 tỷ đồng tiền lương cho bộ máy vận hành cỡ 700 người. Tiền điện duy trì hệ thống ba đồng/ tháng; điện cho các đoàn tàu vận hành, khai thác khoảng 14giờ/ ngày, mỗi tháng sẽ phải chi hai tỷ đồng tiền điện). Vậy tạm tính tiền lương và tiền điện phải chi mỗi tháng đã là 15 tỷ đồng. Một đoàn tàu gồm bốn toa, mỗi toa bình quân 15 người, một chuyến được 60 người, một ngày được 15 chuyến, vậy mỗi ngày được cỡ 1.000 lượt người/ đoàn tàu, 10 đoàn tàu sẽ được 10.000 lượt người, giá vé 10 ngàn đồng/ lượt, tổng doanh thu mỗi ngày cỡ 100 triệu đồng tiền vé, một tháng sẽ là ba tỷ đồng.
Tuy nhiên, không ít ý kiến lại có cái nhìn khác khi cho rằng giá trị của một dự án giao thông công cộng không chỉ nằm ở mặt kinh tế mà còn phải tính đến những tác động đến xã hội:
𝓰 Tổng thầu phải thanh toán tiền lương và chỗ ở cho cán bộ người Trung Quốc. Trung bình mỗi kỹ sư của họ có lương khoảng 10.000 USD/ tháng và được tiền ăn ở, đi lại làm việc tại Việt Nam khoảng 35 triệu đồng/ tháng. Chưa kể đến chế độ nghỉ phép hai tháng được về nước hai tuần, chi phí vé máy bay cũng do Tổng thầu trả hết. Và quan trọng, không ai yêu cầu tuyến này chạy phải có đủ tiền duy trì. Giao thông công cộng là một thứ khó có thể tính bằng tiền. Nó giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn, môi trường trong sạch hơn, đất nước đổi mới hơn, chỉ số đầu tư được tăng cao hơn và rất nhiều lợi ích khác. Biết là bị đội vốn do nhiều nguyên nhân nhưng khi đã hoàn thành rồi thì người dân chúng ta nên ủng hộ, sử dụng nó như những nền văn minh khác chứ đừng bới lông tìm vết, chê nọ chê kia.
✤ Nước nào thì phương tiện công cộng cũng lỗ, nhiều hay ít mà thôi. Quan trọng là giảm thiểu được những thiệt hại về thời gian, sức khỏe của xã hội (khó mà đong đếm được).
🎃 Chi phí ở đây là chi phí cho công nhân, kỹ sư, nhân viên đang trong giai đoạn thi công hiện tại. Lương của họ cao hơn nhiều lương nhân viên vận hành sau này và số lượng cũng có thể đông hơn, rất nhiều trong số đó từ Trung Quốc hoặc từ xa tới nên phải thuê rất nhiều chỗ ở. Chi phí này sẽ không còn khi vận hành.
🍷 Nếu mua ôtô thì bạn có tính bao giờ hoàn vốn không? Cái gì thì cũng có lý của nó chứ không ai ngốc nghếch làm những việc không đâu. Ai cũng có quyền nêu ra ý kiến của mình nhưng tốt nhất nên nói những điều tích cực. Chúng ta không thể tính được chuyện lãi lỗ chỉ đơn giản mấy phép tính đó. Nếu đơn thuần về chuyện tiền thì có thể là lỗ, nhưng ta nên xét về việc làm đó có giúp ích cho xã hội nhiều hơn là không làm hay không? Cứ sống mạnh dạn lên, cứ dấn thân, cứ thử nghiệm đi, đừng bàn lùi nữa, không thành công thì cũng thành nhân, có một dự án thất bại (về một số mặt) thì mới có dự án sau thành công.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.