Thùy Giang (người Cần Thơ) và Hoàng Quân (Đồng Tháp) nên duyên từ giảng đường Viện Công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ, 10 năm trước. Tuy nhiên, ban đầu họ là "đối thủ" vì cạnh tranh 𒉰điểm số, học bổng.
Lớp có khoảng 70 sinh viên, mỗi kỳ chỉ vài người được trao học bổng. Không chỉ đua điểm số trên lớp, cả hai còn so kè trong các hoạt động ngoại khóa. Bất ngờ đến giải cầu lông của khoa ở cuối học kỳ I, họ đượ🌊c ghép thành cặp đại diện lớp đi thi.
Giang không biết chơi môn này, ngược lại Quân chơi rất giỏi. Trải qua quá trình luyện tập, họ học đ༒ược cách phối hợp ăn ý, ꦑgiành giải nhất. Kể từ đó, cả hai trở nên thân thiết, đồng hành trong học tập nghiên cứu.
Dù vậy, vào năm thứ ba đại🌄 học, trước sự phản đối của gia đình, Quân và Giang cắt đứt 🎀liên lạc.
Hơn một năm sau, họ bất ngờ gặp lại tại một hội thảo về vật liệu polymer ở Hàn Quốc, cuối tháng 8/2018. Lúc này Quân mới biết bạn gái cũ giành được học bổng chương trình thạc sĩ - tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Incheon. Trong khi, Quân nhận học bổng chính phủ Hàn Quốc, theo học tại Đại học Quố꧑c gia Chonbuk trước đó ba tháng.
Quân bèn xin chuyển đ🎃ến cùng trường đại học, cùng giáo sư để được cùng nghiên cứu với Giang.
"Chú🎃ng tôi chung đam mê làm khoa học, nghiên cứu. Đó là yếu tố quan trọng nhất hàn gắn tình yêu của hai đứa", Quân chia sẻ.
Lĩnh vực họ nghiên cứu chuyên về tổng hợp những vật liệu nano có thể dẫn🐻 thuốc điều trị ung thư đến chính xác tế bào bị bệnh mà không ảnh hưởng xấu đến các bào quan khá♐c. Trong đó, Quân làm về vật liệu dẫn thuốc trị ung thư dựa trên nền tảng hóa học, còn Giang dựa vào nền tảng sinh học.
Giang kể căng thẳng nhất l൩à mỗi lần th𝕴ực hiện các thí nghiệm trên động vật. Họ phải ở trong phòng thí nghiệm từ 10 ngày tới nửa tháng, hầu như hôm nào cũng phải thức tới 2-3h, đến 5h lại phải dậy để đi tới địa điểm khác.
"Hai đứa bị 𒁃vắt kiệt sức, nhưng cảm tưởng nhìn thấy nhau lại được tiếp thêm năng lượng để cố gắng", Giang nói.
M🐲ột lần, Giang mất ba tháng để chuẩn bị cho thí nghiệm nhưng thất bại giữa chừng. Thấy Giang buồn và nản, Quân tạm gác♍ công việc đưa cô đi chơi thể thao. Anh nhìn nhận việc thất bại trong quá trình nghiên cứu không hiếm và hỗ trợ cô bắt đầu lại thí nghiệm.
Lần này, Giang chuẩn bị vật liệu dẫn thuốc của mình kỹ hơn. Trải qua nhiều vòng thử nghiệm trong hơn một năm, cuối cùng nghiên cứu về vật liệu sinh học có thể dẫn thuố🥃c đặc trị ung thư não bước đầu có kết quả. Bài báo của Giang được đăng trên trên một tạp chí khoa học uy tín vào năm 2023.
Giang cũng hỗ trợ bạn trai, chẳng hạn khi anh nghiên cứu về vật liệu 2D có khả năng điều trị, chẩn đoán ung thư. Công trình này được đăng trên Advanced Materials - tạp chí hàng đầ📖u về vật liệu tiên tiến và được các giáo sư chuyên ngành đánh giá tích cực.
Đến nay, mỗi người đã có hơn chục bài báo khoa học được công bố. Cả hai cũng nhiều lần được vinh danh, như giải thưởng sinh viên Việt Nam xuất sắc tại Hàn Quốc, báo cáo khoa học xuất sắc tại Hiệp hội Côn🎉g nghiệp và Hóa học Hàn Quốc, nhà khoa học trẻ xuất sắc của Hiệp hội Vật liệu Hàn Quốc.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ vào tháng 3, cả hai cùng được nhận vào Đại học Massachusetts với vị trí assistant professor (bậc đầu tiên trong ba bậc giáo sư ở Mỹ).
Hiện họ nghiên cứu về điều trị nhiễm trùng máu và vaccine ung thư, kết hợp hướng dẫn học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh của trườngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ.
Đặng Viết Thịnh, nghiên cứu sinh tại Đại học Ga💮chon (Hàn Quốc) nói Quân và Giang là "một cặp trời sinh". Quân trầm tí🧸nh và suy nghĩ chín chắn, Giang lại sôi nổi, thích giao tiếp.
"Hai bạn có tư duy nghiên cứu độc lập và luôn chỉ bả🎐o cho nhau. Về cặp đôi này, chúng tôi chỉ có hai từ 'ngưỡng mộ'"🌸, Thịnh nói về hai người bạn thân.
Trước khi bắt đầu hành trình ở Mỹ, đôi uyên ương đã đánh dấu trang mới của cuộc đời bằng một đám cưới ở quê. Cặp vợ chồng đặt mục tiêu trở thành giáo sư ở Mỹ và xây dựng một phòng thí ngꦯhiệm của riêng mình.
"Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là khi có một vị trí nhất định, sẽ thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các chuyên gia và nhà đầu tư để mở một quỹ nghiên cứu cho 𒅌bệnh nhân ung thư", Giang nói.
Phan Dương