Chi Mai -
ꦺNgoài Dương Tường, buổi tọa đàm có sự góp mặt của nhiều gương mặt tác giả, bạn bè của Lê Đạt như: Nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nghệ sĩ sân khấu Ngọc Thụ (người em thân thiết của thơ Lê Đạt), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, cùng khách mời đặc biệt: Trần Đĩnh (bạn vong niên của cố nhà thơ, một người thân của gia đình), chị Đào Phương Liên (con gái út của nhà thơ)...
Nhà thơ Lê Đạt. |
🔜Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "... đọc Lê Đạt ở bất cứ cái gì ông viết ra nói ra, dù đó là thơ, là truyện, là đoản ngôn hay bài trò chuyện, tôi luôn bị ấn tượng bởi cách nói, cũng tức là phản ánh cách tư duy của ông. Một cách tư duy và một cách nói ra thành lời những điều tư duy in đậm cái nét riêng không thể lẫn trộn của Lê Đạt. Ông không ngừng sục sạo các ngõ ngách của từ và tiếng, của chữ và lời, không ngại làm mới và không sợ bị coi là khác lạ."
🅰Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929 tại xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội. Cha là Đào Công Đệ (mất năm 1975), quê phường Á Lữ, xã Mỹ lộc, Phủ Lạng Giang (Bắc Giang), làm việc trong sở hỏa xa Vân Nam tại Yên Bái, gặp mẹ ông là Nguyễn Thị Sen (mất năm 1982), người làng Đình Bảng, Bắc Ninh, theo gia đình lên Yên Bái buôn bán. Lê Đạt học tiểu học ở Yên Bái, năm 1941, 12 tuổi lên Hà Nội, học trường Bưởi. Kháng chiến bùng nổ, trở về quê cha, tiếp tục trung học tại Á Lữ. Rồi ông đi theo kháng chiến.
Lê Đạt là một cây bút thành công trong việc đổi mới thi ca. Sau hơn 30 năm tác phẩm ông bị cấm in, Lê Đạt được "phục hồi" năm 1988. Tập Bóng chữ🌺 (NXB Hội nhà văn, 1994) là tác phẩm đầu tiên khẳng định vị trí ông như một nhà thơ lớn.
Tiếp đến, ông ra mắt những tập Ngó lời (thơ, NXB Văn Học, 1997), Từ tình Epphen (Tạp chí thơ, Cali, 1998). Mi là người bình thường, (truyện ngắn, NXB Phụ nữ, 2007), U75 từ tình (thơ và đoản ngôn, NXB Phụ nữ, 2007); và sau khi ông mất, Đường chữ (tuyển tập, NXB Hội Nhà Văn, Bách Việt 2009).
ౠChương trình diễn ra vào 18h, ngày 31/3 tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, số 24 Tràng Tiền. Khán giả vào cửa tự do. Buổi tọa đàm do công ty sách Bách Việt và Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội phối hợp tổ chức.