Nhà văn Blythe Grossberg, người đang làm gia sư cô học trò 14 tuổi Lily. Bà hài lòng với bài luận của cô bé về câu chuyện của "Romeo và Juliet" với lập luận rằng Juliet, 13 tuổi lẽ raꦦ không phải kết hôn với chàng công tử đẹp trai và giàu có Romeo hay theo sắp đặt của cha mẹ.
Nhưng mẹ của Lily, một nhân viên ngân hàng, không hài lòng với bàn luận của con. "Giáo viên sẽ xé bài luận thànhඣ từng mảnh", người mẹ tên Lisa nói với Grossberg. Và chị đã viết lại bài luận cho con trong lúc phải hoàn ℱthành các giao dịch trị giá hàng triệu USD. Kết quả là nó "dở tệ".
Grossberg nói đây chỉ là ví dụ về sự thúc ép vô cớ lên gia sư và con trẻ của những phụ huynh thuộc giới thượng lưu ở New York.
Trong cuốn sách mới phát hành của mình, Grossberg nhấn mạnh, đối với tầng lớp siêu giàu (chiếm khoảng 1% dân số 🅺toàn cầu), giáo dục phổ thông của con cái họ chỉ có một mục đích: vào trường Ivy Lꦆeague bằng bất kỳ giá nào.
"Quy trình của những đứa trẻ nhà giàu quy𒁏ết liệt như giải bóng bầu dục Super Bowl. Chỉ có 𓂃thắng hoặc thua", Grossberg, từng tốt nghiệp Harvard và có bằng tiến sĩ tại Đại học Rutgers, đã làm gia sư trong gần 20 năm, cho biết.
Thu nhập trung bình hàng năm của các gia đình tại các trường tư thục nơi cô dạy khꩲoảng 750.000 USD. Áp lực học tập dồn dập lên những đứa trẻ thuộc nhóm 1% này thường bắt đầu khi chúng chưa biết đi.
"Khi tôi làm việc tại mộtꦚ trường tư thục ở Manhattan, các học sinh mầm non trong trang phục chỉnh tề xuất hiện cùng với cha mẹ ăn mặc cực kỳ sang trọng để phỏng vấn đầu vào. Trẻ có vẻ rất nhiều áp lực. Tôi đã chứng kiến nhiều phụ huynh la mắng con bên ngoài trường học, không chắc đó là trước hay sau buổi phỏng vấn", Grossberg nói.
Một trong các học sinh của Grossberg là Sophie. Cô bé được chẩn đoán mắc chứng khó đọc, nhưng đối với những bố mẹ giàu có thì "mọi đứa con đều được định sẵn cho sự vĩ đại, chỉ cần chúng có thể tìm được đội phù hợp. Nếu một đứa tr♛ẻ không đến Yale, đó là do đội không đúng".
Bố mẹ đã giấu tình trạng của bé với trường mẫu giáo danh tiếng, họ đã chi 20.000 USD thuê một gia sư kèm con. Cô bé🍌 làm trước các bài kiểm tra mà trường sẽ sử dụng để tuyển học sinh. Trong suốt các năm học tiếp theo, họ đã chi hàng trăm nghìn USD cho gia sư. Họ giữ vị trí cho con, giữ điểm đạo đức của con bằng cách đổ lỗi cho giá✱o viên.
Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu đã xếp nghèo đói, phân biệt đối xử và chấn thương tâm lý vào nhóm những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên. Lần đầu tiên vào năm 2018, một yếu tố khác ghi nhận vào danh sách: các trường yêu cầu th🐼ành tích cao.
"Trẻ được n꧂uôi dưỡng trong các trường áp lực cao có nguy cơ bị rối loạn tâm lý và lạm dụng chất kích thích. Và những đứa trẻ nhà siêu giàu phải đối mặt với rủi ro này ngay cả khi bối cảnh sống của chúng tưởng chừng an toàn", Grossberg nhận thấy.
Lối thoát cho vấn đề này rất đơn giản, nhưng k😼hó có thể thay đổi được, đó là các bậc phụ huynh giàu có nên để con cái phát triển cuộc sống một cách tự nhiên.
"Tôi chưa bao giờ hiểu tại sa🧸o con cái của những người giàu có không được đặt bút tự vạch ra lộ trình cuộc đời mình. Về lý thuyết, nhiều người trong số họ sẽ có quyền tự do và tiền bạc để lựa chọn bất kỳ con đường nào họ muốn, nhưng thay vào đó, họ bị hướng tới một lựa chọn hạn chế. Trong cuộc sống của những đứa trẻ này, mọi khoảnh khắc đều mang tính giao dịch", vị gia sư lâu năm nói.
Bảo Nhiên (Theo Nypost)