Việc mở nguồn chatbot Grok không chỉ hỗ trợ mọi người tiếp cận và thử nghiệm miễn phí công nghệ AI tạo sinh của xAI, mà còn giúp công ty liên kết với các mô hình nguồn mở khác như của Meta hay Mistral. Dù vậy Elon Musk chưa ꧃mô tả chi tiết về việc công khai mã nguồn AI.
Đây không phải lần đầu một công ty của Musk mở khả năng tiếp cận công nghệ của mình. Trước đó một thập kỷ, Tesla công khai bằng sáng chế của mình và hiện nay hầu hết nhà sản xuất ôtô lớn đều sử dụn🔥g chuẩn đầu nối sạc xe điện của hãng, trong khi X cũng đã chia sẻ bảng mã hỗ trợ thuật toán "For You" năm ngoái.
Theo WSJ, động thái trên có thể giúp Grok được sử dụng nhiều hơn bởi các nhà nghiên cứu và phát triển bên thứ ba, đồng thời cộng đồng có thể cun꧋g cấp những phản hồi giúp cải thiện chatbot. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo các mô hình AI mã nguồn mở có thể bị kẻ xấu sử dụng để tạo ra vũ khí hoặc thậm chí phát triển siêu trí tuệ có ý thức ngoài tầm kiểm soát của con người, bên cạnh lợi ích công nghệ nguồn mở có thể giúp tăng tốc độ đổi mới.
Việc tuyên bố mở mã nguồn Grok của Musk được cho là nhằm mỉa mai OpenAI. Tuần trước, CEO Tesla nộp đơn kiện công ty sở hữu ChatGPT vì đã từ bỏ mô hình phi lợi nhuận và nguồn mở ban đầu để chuyển thành công ty vì lợi nhuận. Các nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Vinod Khosla, bên ủng hộ OpenAI, và Marc Andreessen, người về phe Musk, cũng tranh luận về nguồn mở trong lĩnh vực AI sau đơn kiện của Musk.
Thuật ngữ nguồn mở (open source) xuất hiện từ khi lĩnh vực phần mềm ra đời, trong đó phần mã nguồn của một hệ thống được phát hành công khai trên các nền tảng chia sẻ, c✨ó thể truy cập rộng rãi, bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, sửa đổi và phát triển ứng 𓄧dụng trên đó.
Huy Đức (theo Reuters, Engadget)