Louise Brown không hề cảm thấy phiền khi được gọi là "em bé ống nghiệm", dù "thật ra họ chẳng sử dụng ống nghiệm nào". Vừa trò chuyện, người phụ nữ🥂 vừa ngắm nghía chiếc bình thủy tinh đặt tại Bảo tàng Khoa học London (Anh). Cách đây tròn 4🧔0 năm, chính từ chiếc bình ấy, sự sống của Louise bắt đầu và cô trở thành em bé đầu tiên chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Kể với Independent, Louise cho biết mẹ cô là Lesley từng trầm cảm vì không thể có con. Suốt 9 năm, Lesley cố 🐈gắng mang thai mà vô ích bởi bị tắc nghẽn ống dẫn trứng.
Cùng thời điểm ấy, nhà khoa học Robert Edwards cùng đồng nghiệp Patrick Steptoe ⭕và Jean Purdy đang nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh trứng ngoài 𝔍tử cung (IVF). Với khát khao sinh con, tháng 11/1977, vợ chồng n♊hà Brown quyết định tham gia thử nghiệm.
Chín tháng trôi qua, ngày 25/7/1978, Lesley chuyển dạ. Truyền thông cả thế giới sôi sục. Phóng viên từ Mỹ tới Nhật Bản đổ xô đến thị trấn nhỏ Oldham phía tây nam nước Anh, chứng kiến sự kiện mà tờ TIME khi ấy gọi là "ca sinh nở được chờ đợ𓂃i nhất trong khoảng 2.000 năm".
Không khí phòng sinh cực kỳ ༺căng thẳng. Trên thực tế, bác sĩ Edwards từng thụ tinh nhân tạo cho 282 phụ nữ song chỉ năm người mang bầu và không ai sinh nở thành công. Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười với🌺 gia đình Brown. Em bé Louise chào đời an toàn, nặng 2,6 kg.
Để chứng minh không bịa đặt tình trạng của bệnh nhân, đội ngũ y tế quay phim quá trình Lesley mổ đẻ và cho thấy rõ hình ảnh ống dẫn trứng bị tổn thương. Vì lý do này, một số người lên án vợ chồng Lesley công khai quá mức thời khắc con gái chào đời. "Cha mẹ tôi đâu còn lựa chọn khác. Nếu giấu kín, mọi người sẽ xì xào có gì không ổn", Louise lý giải. "Các ông Edwards và Steptoe cần cཧông kh♍ai ca sinh nở. Nếu tôi xảy ra chuyện gì, IVF sẽ kết thúc".
"Em bé ống nghiệm" cũng khẳng định dù khá kín tiếng, mẹ cô sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho nhóm nhà khoa học để bày tỏ lòng biết ơn. "Không lâu trước khi qua đời, mẹ tôi bảo rằng nếu không nhờ IVF, bà sẽ chẳng còn ai bên cạnh", Louise tâm sựౠ. "Cho đến cuối đời, mẹ vẫn t🍃ự hào về con người cũng như những gì bản thân đã làm".
Sự ra đời của Louise đem tới hy vọng cho các cặp đôi ngày đêm ước mong có con. Từ Ohio (Mỹ), độc giả Stuart Kunkler gửi thư tới TIME, viết rằng ngày 25/7/1978 là "một ngày vinh quang đối với những phụ nữ bꦜị vô sinh như bà Brown". Độc giảಌ Margaret Wood Milan từ New Hampshire thì nhận định bên cạnh quyền phá thai, IVF càng củng cố thêm niềm tin "làm cha mẹ là lựa chọn của mỗ💎i người".
Tất nhiên, bên cạnh ý kiến tích cực còn rất nhiều chỉ trích. Các nhóm tôn giáo kết tội IVF "đóng vai Chúa trời" trong k🌠hi một bộ phận độc giả so sánh câu chuyện trên với cuốn tiểu thuyết Brave New World do Aldous Huxley sáng tác năm 1934, lấy bối cảnh con người bị cấm si🗹nh sản tự nhiên nên duy trì nòi giống bằng phòng thí nghiệm. Gần đây, Louise tiết lộ bố mẹ cô từng nhận hàngꦫ nghìn lá thư chê trách.
Dù thế nào, gia đình Brown vẫn sống tốt. Hai nhà khoa học Edwards và Steptoe nhận Louise làm cháu nuôi. Họ còn đề nghị vợ chồng ꦺLesley dùng từ "Joy" làm tên đệm cho "em bé ống nghiệm" bởi tin rằng sự ra đời của Louise đem tới niềm vui cho cảꦐ thế giới.
Hiện Louise sống "cuộc đời rất bình thường" bên chồng con. Cả hai con trai của cô đều được thụ tinh tự nhiên. Ở tuổi 40, người phụ nữ luô🎶n cảm thấy hạnh phúc và biết ơn. Sau Louise, khoཧảngꦆ 8 triệu em bé đã ra đời nhờ các phương pháp thụ tinh nhân tạo, bao gồm cả em gái cô là Natalie.
"Vài tháng trước,🍨 tôi đang mua sắm ở siêu thị với chồng con thì thấy ai đó tiến lại phía mình", Louise kể. "Mౠột phụ nữ đi cùng hai con, một bé bốn tuổi bằng con tôi còn một bé nằm trong xe đẩy. Cô ấy nói muốn cảm ơn mẹ tôi và tôi vì nếu không có chúng tôi, cô ấy sẽ không bao giờ sinh ra hai đứa bé ấy. Câu chuyện khiến tôi không kìm nổi nước mắt".