Bảo Nguyên sống ở Thái Nguyên, được phát hiện suy thận từ khi mới 10 tháng tuổi. Bé chỉ có một q💛uả thận bên phải và quả thận này bị thiểu sản. Bé còn chậm phát triển thể chất do suy thận mạn, điều trị bằng hormone tăng trưởng nhưng đến nay chỉ nặng 13,5 kg, cao ไ100 cm.
Bệnh nhi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương 𓂃điều trị bảo tồn từ khi mới 10 tháng tuổi. Ngày 28/8, bé có dấu hiệu tăng kali máu, mức lọc cầu thận giảm thấp, chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Các bác sĩ đã tiến hành thẩm phân phúc mạc đồng thời hội chẩn và chỉ định bệnh nhi ghép thậnꦕ. Sau một thời gian dài làm các xét nghiệm, Nguyên có mẹ là người phù hợp để hiến thận.
Ngày 15/9, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật ghép thận. Trong quá trình ghép, kíp phẫu thuật được chia làm 2 nhóm khác nhau, tiến hành song song để bảo đả💛m thận lấy ra từ mẹ phải được ghép kịp thời cho bé.
Bác sĩ Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, khó khăn trong quá trình phẫu thuật mà các bác sĩ gặp p💞hải chủ yếu là do chiều cao, cân nặng của bệnh nhi thấp. Hố chậu của bé còn quá nhỏ nên bác sĩ không thể đặt thận vào hố chậu như các bệnh nhân khác mà phải đặt thận vào ổ bụng. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi sự phối hợp vô cùng chặt chẽ của cả êkíp.
Ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ, cuối cùng thành công. Sau ghép 4 ngày, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, tỉnh táo, ăn uống được, chức năng th𒀰ận trở về bình thường. Cuối tháng 9, bệnh nhi được ra viện.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 9/10 cho biết đây là ca ghép thận cho bệnh nhi nhẹ cân nhất ở Việt Nam, tiếp nối thành công củ🔜a ca ghép thận cho cháu Hoàng Minh Sang (15 tuổi, ở Hà Nam) trước đó.
Sang cũng mắc suy thận mạn giai đoạn cuối, ghép thận thành công ngày 26/8. Chặng đường chiến đấu với bệnh tật đầy gia𓆏n nan của Sang bắt đầu ngay từ khi mới lọt lòng. Sau sinh, Sang bị hoại tử bàng quang, phải phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột, khiến bàng quang bị mất chức năng. Thời gian sau, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương lại phát hiện Sang có van niệu đạo sau nên phẫu thuật cắt van. Đến năm 2017, Sang bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Theo bác sĩ Hương, chạy thận ꦰgiúp người bệnh duy trì sự sống nhưng chất lượng cuộc sống của họ rất thấp, chế độ ăn uống kiêng khem thường khiến trẻ còi cọc chậm lớn, kèm theo rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như cao huyết áp, suy tim... Trẻ cần được ghép thận để chất lượng cuộc sống ổn định.
Trường hợp bàng quang bị mất chức năng như Sang, các bác sĩ thường rất đắn đo khi chỉ định ghép thận. Bởi, người bệnh không được tập huấn và hướng dẫn kỹ lưỡng việc đặt sonde tiểu sau ghép như tự đặt sonde qua niệu đạo vào bàng quang, 2 giờ một lần để giải phóng nước tiểu, tránh ứ đọng nước tiểu tron𒁃g bàng quang... Nguy cơ hỏng thận mới là rất cao.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định ghép thận cho bệnh nhân, đồng thời tập huấn kỹ cho cháu và giꦦa đình cách tự đặt sonde tiểu, tránh để nhiễm trùꦫng đường tiết niệu.
"Ca ghép thận cho Sang cũng là một thách thức lớn do thận của người cho có bất thường mạch máu cả 2 thận. Saಌu khi nối mạch thận, các bác sĩ không thực hiện trồng niệu quản vào bàng quang đꦜược mà phải nối niệu quản người cho vào niệu quản người nhận", bác sĩ Dũng cho biết.
Một tháng sau 🐎khi ra viện, Sang tái khám với tình trạng sức khỏe tốt, chức năng thận ổn định, không có tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
Đến nay, đã có 33 ca g💎hép thận được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.