Lilly Kendall mắc bệnh tim bẩm sinh, 3 tháng đầu đời trải qua trong bệnh viện. Lên 9 tuổi, sức khỏe cô bé ngày càng xấu, phương pháp duy nhất để cứu sống Lilly là ghép cả tim lẫn phổ𝓀i. Cô bé được đưa vào danh sách người cần hiến tạng để ghép. Có 16 người ở trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly là một trong 5 em bé thuộc danh sách này. Cơ quan truyền máu và ওghép tạng NHS (NHS BT) cho biết trong 5 năm qua ở Anh có 42 trẻ đã qua đời trong lúc chờ được hiến tim. Các bệnh nhân nhi thường phải chờ trong thời gian lâu gấp nhiều lần so với người lớn.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tang lễ của con gái mình", mẹ c♑ủa Lilly là Catherine cho biết.
Hai năm sau, 11 tuổi, Lilly và gia đình có một cuộc nói chuyện trên sóng truyền hình BBC Wales. Một tuầ🌌n sau cuộc phỏng vấn, Lilly nhận được cuộc điện thoại thông báo có người hiến tim phổi để ghép cho em. Ngay sau đó, cô bé được đưa đến bệnh viện Great Ormond Street và mất 7 giờ để hoàn thành thủ tục. Ca ghép tim phổi thành công.
Lilly giờ đây 12 tuổi, đang trong quá trình phục hồi và đã trở lại trường học. Cô bé chia sẻ: "Cháu cảm thấy rất tuyệ꧃t vời và vô cùng hạnh phúc. Cháu sẽ không thể sống sót nếu không có trái tim và lá phổi từ người hiến tặng, chúng đã thực sự cứu cháu".
Người mẹ cũng cho biết: "Những hơi thở đầu tiên của con tôi thật tuyệt vời. Tôi🃏 biết mọi thứ sẽ ổn".
Ở xứ Wales, từ tháng 12/2015 đến nay, những người trên 18 tuổi được mặc định đồng ý hiến tạng sau khi chết, trừ khi họ không đồng ý. Đầu 𓄧năm 2020, quy định này sẽ được áp dụng rộng ở Anh. Trẻ em có thể tham gia Chương trình đăng ký hiến tạng của NHS ở bất cứ tuổi nào, tuy nhiên việc lấy tạng được đăng ký hiến từ trẻ em sau khi chết vẫn phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Năm 2018-2019, chỉ có 56 trẻ em hiến tạng ở Anh. Năm 2017 có 57 trường hợp và năm 201🐈3-2014 có 55 trẻ em hiến tạng.
Tại Scotland, trẻ em trên 12 t🉐uổi có quyền tự quyết định việc hiến tạng của ඣmình.
Hoài Thu (Theo BBC)