Đọc bài "Những người phụ nữ cả năm lo việc nhà chồng", tôi xin có vài ý kiến chia sẻ như sau. Tôi là chị cả trong gia đình có năm chị em, các em tôi đều đã lấy vợ gả chồng, nhưng thường xuyên về thăm bố mẹ đẻ. Em gái lớn lấy chồng ở M⛄ỹ nên một năm mới về được vài lần, nhưng mối quan hệ rất thân tình. Em gái út lấy chồng ngoài Bắc, rất được bố mẹ và anh chị bên chồng tôn trọng, quý mến. Em trai út lấy vợ và ♏sinh sống ở Sài Gòn.
Còn em trai lớn sau một thời gian làm thuê ở Sài Gòn đã quyết định về quê làm chủ, vì gia đình tôi cũng có khá nhiều đất đai và có nền tảng làm nông nghiệp. Em dâu lớn từ đó cũng về theo và sống cùng bố mẹ chồng. Từ lúc em dâu lớn về, mỗi lần chị em tôi về thăm bố mẹ, đều không thấy thoải mái vì em đặt ra rất nhiều quy tắc, và nói những câu khiến chún✨g tôi cảm thấy mình là người ngoài cuộc.
Mà thực tế thì đúng là vậy, em ở nh🌳à từ đường, sau này thừa hưởng đất đai, và trở thành bà chủ. Còn mấy chị em tôi chỉ về thăm lúc cha mẹ còn sống. Nay cha mẹ đã trăm tuổi rồi, nếu các em chào đón vui vẻ thì chúng tôi về, còn không thì chúng tôi cũng chẳng có quyền hành gì. Bố mẹ tôi còn khỏe mạnh, minh mẫn, tự nấu nướng, đi chợ được, nhưng chỉ buồn vì con cái không ở cùng, nên khi em trai cùng vợ quyết định về, ông bà mừng lắm.
Nếu là bản thân tôi, ngày cưới nên biết cảm ơn cha mẹ mình đã sinh thành, và cảm ơn cha mẹ chồng đã sinh ra người con trai hiếu thuận để mình được trở thành con dâu của gia đình. Tôi chưa từng lập gia đình, nhưng ý nghĩ có thêm một người mẹ nữa vẫn khiến tôi rất xúc động. Thế nhưng, em dâu tôi lại không như vậy, em thường xuyên lên Faceboo൩k than thở về việc lấy chồng khổ lắm. Người ngoài không biết gì cũng vào an ủi.
Sự thật là em dâu tôi chưa từng pha một ấm trà mời bố mẹ chồng. Đến khi hai vợ chồng em quyết định về quê lập nghiệp cũng kiểu như tiện nấu cho mình ăn nên nấu thêm cho bố mẹ chồng. Em dâu có tính thích kiểm soát, nên bố mẹ tôi cũng để cô ấy làm chủ căn bếp. Nhà tôi một năm có ba cái giỗ, không mời nhiều mà chỉ có làm mâm cơm thắp hương và các em gái tôi cũng đều về để phụ chợ búa, nấu nướng. Em dâu không phải một tay lo việc nhà chồng.
>> 20 năm chưa một lần bắt vợ phụng sự nhà chồng
Bố mẹ tôi sống một mình từ lúc chúng t💜ôi đi học cho đến lúc cưới, cũng phải 15 năm, trước đó cũng phải lam lũ vừa nuôi con, vừa kiếm tiền nhưng không một lời kêu than. Tôi không hiểu sao nhiều cô con dâu lại kêu ca "phải lo việc nhà chồng"? Em dâu tôi mỗi khi tâm trạng không vui là hay hờn giận, nổi nóng, bình thường lại thích kiểm soát mọi thứ, thích cái gì cũng phải theo ý mình mới chịu.
Nhiều khi không vui, em lôi con nhỏ ra đánh trước mặt mẹ chồng. Ông bà xót cháu, nhưng cũng không dám can ngăn nặng lời, chỉ dám nhẹ nhàng khuyên giải. Ấy thế nhưng chỉ chờ có vậy, em dâu tôi lăn ra bảo với chồng: "Anh thấy chưa, mẹ anh đối xử với em vậy đó". Rồi có lúc cuốn gói đồ đạc bỏ về nhà mẹ đẻ luôn, về một thời gian thì nhà bên ấy không chấp nhận nên em liền ra ở trọ. Lúc đầu bố mẹ tôi rất sốc, vì ở quê, các cụ sợ mang tiếng chèn ép con dâu. Còn tôi thấy chỉ có em dâu tôi đi nói xấu về nhà chồng, than vãn sống khổ này kia mà th𓃲ôi.
Thời nay thật lạ, tôi chỉ toàn nghe các cô con dâu nói xấu cha mẹ chồng và được bênh vực, chứ mẹ chồng mà nói gì con dâu là lập tức bị chê là dữ dằn, ăn hiếp con dâu. Từ đâu mà chúng ta có những định kiến như vậy?
Bố mẹ tôi dự định sẽ chia 70% đất đai cho hai em trai, còn lại 30% sẽ chia cho ba con gái. Đây là gia sản cả đời bố mẹ tôi đánh đổi mà có được, thế nhưng em dâu tôi mới về nhà chồng được khoảng năm mười năm nhưng đã tính toán thiệt hơn. Thế hệ cha mẹ của chúng ta đa phần trải qua nhiều vất vả, những khó khăn trước đây họ trải qua được, thì thiếu một cô con dâu họ cũng tự sống được. Nhưng các cô con dâu thử lôi chồng ra ở ▨riên꧂g một thời gian, tự chăm con, tự sinh sống, xem thiếu ông bà có chịu được không?
Về phần các ông bố bà mẹ, tôi thấy sao mà ♈nhiều người khổ quá, cứ đặt nặng chữ hiếu, mong mỏi được con cái phụng dưỡng để rồi bất hạnh tuổi già. Tôi mong các cụ hãy tự tin lên mà sống, tự mình chăm sóc bản thân cho đến khi ốm yếu, vạch rõ ranh giới như các cụ bên Tây. Bố mẹ của bạn trai tôi người Mỹ hơn 80 tuổi vẫn tự sống với nhau, tự hỗ trợ những nhu cầu ♒thiết yếu của mình và nếu con cái có muốn giúp đỡ cũng phải nói rất khéo để hai ông bà không phật lòng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.