Em hay phá đồ của tôi. Tôi có đồ gì mới là phả💟i mua một thứ đồ tương tự như vậy cho em, từ đồ chơi đến những thứꦏ mà lứa tuổi của em chưa phù hợp (như móc khóa, bút bi, túi xách...) bởi lúc nào em cũng giành của tôi. Tôi không chấp hay giận em tuy trong lòng buồn lắm. Lúc không vừa ý, em hét toáng lên, khóc, mách bố mẹ hay cãi tôi chẳng hạn. Thực sự tôi buồn lắm nhưng nghĩ em còn nhỏ, chưa biết gì đâu. Những lúc tôi đi học, em ở nhà phá đồ trong phòng tôi, phá từ sách vở đến những vật mà tôi trang trí. Tôi muốn khóa phòng lắm mà bố mẹ không cho, nói em còn nhỏ rồi này nọ. Tôi biết bố mẹ không phải bệnh vực hay chiều chuộng em, chỉ là muốn tôi cố nhịn thôi, không sao hết.
Những việc làm này của em kéo dài cho đến giờ khi em đã lớn, có kiến thức và hiểu biết hơn. Tôi có đồ gì đẹp em cũng tranh bằng được. Biết tính em như vậy, tôi cũng luôn mua đồ đôi để mình có và em cũng có. Bỏ qua chuyện này đi, đến chuyện phòng ngủ; cứ mỗi sáng thức dậy, lúc nào tôi cũng dọn giường gọn gàng, sạch sẽ. Thế mà đi học về, một đốnꦚg bừa bộn lại hiện ra trước mắt tôi; trừ những ngày tôi về sớm hơn em may ra còn khuyên bảo để em bớt phá đồ đạc lại. Rồi việc vứt rác cũng cần nói, em tôi tính lạ lắm, đồ ngon và đồ mới thì chạy thật nhanh, còn rác với giấy vụn cứ ngồi lì bắt tôi phải dọn, nếu không bố mẹ về lại mắng thì mệt. Bố mẹ thấy thì người bị mắng chỉ là tôi, tôi có biện hộ nói là em vứt thì bản thân vẫn bị mắng.
Còn một chuyện khiến tôi đau lòng nhất: Hôm ấy là thứ 7, trường cấp 2 luôn học đến ngày th💖ứ 7, nhưng trường tiểu học chỉ học đến ngày thứ 6. Đi học về, bụng đói cồn cào của tôi cứ réo. Thay vì chạy ngay đến tủ lạnh, tôi lại muốn chạy ngay đến góc học tập yêu dấu của mình. Tôi có cây bút, quý nó lắm, luôn nâng niu, không dám viết sợ bẩn bút; tôi để một nơi bản thân cho là phù hợp. Vậy mà tôi thấy trước mắt mình mực vung vãi trên giấy, bút lem đầy ghế, ngòi bút trông thật kinh hãi. Tôi khóc toáng lên, không thể giấu nổi cảm xúc, em tôi chạy vào. Tôi hỏi ai làm, em nói không biết. Tôi hỏi thêm lần nữa, em nhận mình làm rồi còn thanh minh: "Bút chị rởm thế này mà, mới viết được vài dòng đã hư". Khuôn mặt tỉnh bơ của em càng tôi thêm đau lòng.
Mẹ chạy vào, trên tay cầm chiếc điện thoại rồi nói: "Lớn rồi, khóc gì mà khóc, lo học đi, mấy cái bút rẻ tiền". Tôi biết khóc là sai nhưng không thể kìm nén được cảm xúc. Bố đi ngang qua thấy đôi mắt nhạt nhòa của tôi, lắc đầu nói: "Nhục! Nhục! Bẹp bẹp toàꦇn bẹp, khóc lóc gì". Câu nói của bố khiến tôi càng thêm đau🅰 lòng, thực sự từ trước đến giờ ý nghĩ "trọng nam khinh nữ" của bố không thể thay đổi. Chẳng ai quan tâm đến cảm xúc của tôi, tôi cũng chẳng có bạn thân, buồn lắm chứ. Tôi vẫn phải đứng lên, không sao, yêu thương bản thân là trên hết mà.
Hiền
Độc giả gọi vào số09 6658 1270để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.