* Bài tiết lộ một phần nội dung phim
Sau gần một tuần công chiếu, tác phẩm của Phan Gia Nhật Linh thu hút sự chú ý của công chúng và giới văn nghệ sĩ. Ngoài điểm sáng về phần bối cảnh và âm nhạc, phim tạo nhiều luồng tranh cãi, nhất là về cách đạo diễn xây dựng hình tượng nhân vật chính - Trịnh Công Sơn thời trẻ và trung niên (Avin Lu và Trần Lực đóng).
Chân dung Trịnh Công Sơn bên các "nàng thơ" vấp nhiều lời chê. Khắc họa chuyện tình của nhạc sĩ từ thập niên 1950 đến 1990, phim tập trung vào ba người tình: Diễm Xưa, Dao Ánh và Michiko Yoshii. Phân cảnh Trịnh đầu gặp Bích Diễm - tức Diễm Xưa (Lan Thy đóng) - được đạo diễn lấy cảm hứng từ lời cố nhạc sĩ kể trong sách Một người thơ ca, một cõi đi về: "Thuở ấy, có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti x💙anh mướt để đến Đại học Văn khoa ở Huế. Long ꦦnão, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn, thanh khiết".
Nhiều ý kiến cho rằng kịch bản Em và Trịnh xây dựng tình tiết này chóng vánh, chưa đủ độ sâu nên khiến cảm nhận về nhân vật có phần sai lệch. Trong phim, nhạc sĩ khi vừa thấy bóng Bích Diễm đã lập tức rung động, đuổi theo chân nàng về đến tận nhà. Khi cô bước vào nhà, anh vẫn đến sát cổng, thẫn thờ dõi 🅺mắt nhìn qua khe cửa. Nhiều người xem cho rằng lối khắc họa này không sát với hình tượng nhạc sĩ họ biết qua tư liệu, sách báo. Khán giả Trung Nguyên đánh giá: "Tôi được biết Trịnh Công Sơn là người lịch thiệp từ lúc còn rất trẻ. Sau khi cha mất, ông nghiêm khắc dạy các em cách đi đứn๊g, ứng xử hòa nhã. Cách xử lý của đạo diễn ở cảnh này khiến tôi hình dung nhân vật có tính cách lén lút khi bám đuôi một thiếu nữ lần đầu gặp".
Cảnh Trịnh Công Sơn lần đầu hội ngộ chị em Bích Di🌞ễm, Dao Ánh (Hoàng Hà đóng) cũng nhận nhiều đánh giá là chưa tinh tế. Phim khắc họa một chàng Trịnh đang say lòng trước Bích Diễm thì lập tức ngẩn ngơ khi nhìn thấy em gái cô. Khi bị Bích Diễm trả lại bức tranh Trịnh vẽ tặng, sau thoáng chạnh l𝕴òng, nhân vật lập tức chuyển biến tình cảm mới: Ngồi đàn hát tặng Dao Ánh, bày tỏ mong muốn viết thư cho cô. Khán giả Tuấn Trần phân tích: "Đành là trong thực tế, Dao Ánh mới là người tình sâu đậm của Trịnh Công Sơn. Nhưng lối chuyển cảnh, dàn dựng của đạo diễn khiến tôi cảm giác nhân vật hời hợt, yêu người này không được thì vội quay sang yêu nàng khác".
Ở tuyến nhân vật thời trung niên, chuyện tình Trịnh và Michiko cũng gây tranh cãi. Ngoài đời, nhạc sĩ và cô gái Nhật Bản nên duyên nhờ mối g🐷iao cảm trong âm nhạc. Khi làm lễ thành hôn, Trịnh Công Sơn không đồng ý lạy tạ người khác theo phong tục Nhật. Vì sự khác biệt văn hóa, họ chia tay nhưng vẫn làm bạn. Khi lên màn ảnh, biên kịch sửa lại thành tình tiết nhạc sĩ và Michiko dang dở vì Trịnh Công Sơn còn vấn vương Dao Ánh. "Khi phim khép lại, tôi chỉ thấy một nhạc sĩ sẵn sàng phản bội vợ sắp cưới khi gặp tình cũ, và lập tức tìm được người mới để thay thế. Không ai yêu mến một nhân vật như thế, không ai ngưỡng mộ tình yêu như thế", blogger Phan Cao Hoài Nam nêu quan điểm riêng.
Mảng sáng tác của Trịnh Công Sơn cũng bị cho chưa được khai thác kỹ. Trong phim, trừ ca khúc Diễm Xưa được giới thiệu chi tiết, các nhạc phẩm còn lại chỉ vang lên nhằm phụ trợ, nâng đỡ cảm xúc cho cảnh quay. Dòng nhạc phản chiến với loạt tình khúc Da Vàng chỉ được điểm qua sơ lược, ch👍ưa cho thấy hoàn cảnh sáng tác. Nhiều khán giả cho biết họ tò mò về cách nhạc sĩ viết nên những ca khúc kinh điển, như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát từng nói "Trịnh Công Sơn viết nhạc như lấy chữ từ trong túi ra", song 😼phim không đáp ứng được điều đó.
Giọng Huế (quê hương Trịnh Công Sơn) của nhân vật chính cũng nhận nhiều lời chê. Quang Thành - một khán giả người Huế xem cả hai phiên bản của phim - đánh giá lối phát âm của Trịnh Công Sơn thời trẻ lẫn trung niên đều chưa đúng chuẩn địa phương. Nhiều phân cảnh thiếu nhất quán, như giọng💮 Huế của Trần Lực pha nhiều ngữ điệu miền Bắc, còn các diễn viên đóng em gái Trịnh lại phát âm theo hơi hướng miền Nam.
Dù vậy, nhiều người cho rằng biên độ sáng tạo của kịch bản Em và Trịnh có thể chấp nhận được, do phim là sản phẩm hư cấu, không tuân theo tuyệt đối cuộc đời nhân vật. Nghệ sĩ Bạch Tuyết - từng nhiều lần tiếp xúc với cố nhạc sĩ - nói xem phim, bà thêm thương Trịnh Công Sơn, hiểu hơn những phụ nữ đi qua đời ông. Một trong những phân cảnh bà thích nhất phim là khi nhạc sĩ hát ca khúc Huyền thoại mẹ. "Ông hát trong bóng tối vì cúp đi𒐪ện nhưng ánh sáng tâ💃m hồn ông đã thắp và thức dậy cả khán phòng, hay chính những người nghe nhạc đã, vẫn luôn yêu Trịnh Công Sơn", Bạch Tuyết cho biết.
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái Trịnh Công Sơn - cho biết sau khi phim ra rạp, bà và các thành viên trong gia đình hài lòng về tác phẩm. Từng chứng kiến những "bóng hồng" đi qua đời anh trai, bà tâm đắc cách xây dựng hình tượng ꦬlãng mạn của nhạc sĩ: Yêu hồn nhiên, bản năng và giàu thủy chung. Trịnh Vĩnh Trinh cũng cho rằng giọng Huế của dàn diễn viên đạt yêu cầu của cá nhân bà. Bà giải thích: "Thời trẻ anh Sơn vốn sống lang bạt ở nhiều địa phương, rày đây mai đó. Theo thời gian, ngữ điệu của anh cũng phôi phai đi ít nhiều, không còn rặt giọng Huế như ban đầu".
Êkíp Em và Trịnh cho biết lường trước những chỉ trích và chấp nhận. Trước ý kiến cho rằng phim không khắc họa đúng hình ảnh nhạc sĩ, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết khi làm phim, anh gặp nhiều người tự nhận là bạn thân nhất của Trịnh Công Sơn. Anh nói: "Dù cùng câu chuyện, mỗi người lại kể khác nhau. Tôi rút ra kết luận: Sự thật ở đây chỉ là sự thật người đó muốn kể thôi. Nếu tôi khai thác theo góc nhìn của một người, người khác sẽ nói không phải như vậy. ꦉDo đó, tôi chọn câu chuyện mình muốn kể".
Diễn viên Trần Lực cũng cho rằng khi đóng Trịnh Công Sơn, ông xây dựng nhân vật thành của riêng ông. Ông đọc nhiều bình luận khán giả đòi diễn viên phải giống hệt nguyên bản, từ dáng vóc, mái tóc đến đôi kính. "Không ai có thể giống Trịnh Công Sơn 100%, trừ chính anh. Ngoại hình, điệu bộ của tôi chỉ khắc họa được phần nào để gợi sự liên tư✅ởng. Tôi không cố diễn cho giống Trịnh, mà muốn tạo ra Trịnh Công Sơn theo cảm nhận của tôi về anh", Trần Lực nói.
Mai Nhật