Nhạc phẩm thuộc giai đoạn đầu sáng tác của Quốc Bảo với những tình ca giản dị. Anh kể: ''Em về tinh khôi được soạn mùa Tết năm 1992. Cảm hứng xuất phát từ tình yêu của tôi với người sau này trở thành mẹ của con trai mình. Ca từ thể hiện nỗi lo sợ tình yêu không bền, sợ 'em sẽ cất cánh phương nào thênh thang mây khói"'. Ban đầu, nhạc sĩ đặt tên ca khúc là Nếp xinh áo lụa tặng bạn gái, sau mới đổi thành Em về tinh khôi.
Ca khúc nằm trong ngăn kéo 5 năm, sau đó được nhạc sĩ Bảo Chấn hòa âm cho giọng hát Khánh Du (1997) và chính tác giả phối khí lại cho Hà Trần (1998). Bài hát mang về cho anh giải Làn Sóng Xanh, cũng là nhạc phẩm được hát nhiều nhất của Quốc Bảo. "Sau này, tôi thử nghiệm nhiều kỹ thuật sáng tác mới nhưng Em về tinh khôi vẫn được yê✤u mế༒n. Đó là mối duyên hiếm gặp cho một bài hát ngẫu hứng", nhạc sĩ nói.
Nhạc phẩm vẽ lên bức tranh tình yêu trong sáng, mong🎐 manh. Người con gái trong ca khúc mang vẻ đẹp thoát tục, như gần như xa.
"Bờ vai ơi đừng quá nghiêng nghiêng, đánh rơi buổi chiều thơm ngát
Làn môi ơi đừng quá run run, lỡ tia nắng hồng tan mất
Xin âu lo không về qua đây, xin thương yêu dâng thành mê say
Xin cho ta nhìn ngắm lung linh, từ đáy đôi mắt🧜 rất trong
Bàn tay em là cánh sen thơm, ướp trong vòng đêm mái tóc
Nụ thanh xuân còn ấp e nơi, nét xinh áo lụa thơ ngây
Xin trăm năm em về tinh khôi, đôi tay ta dang rộng hân hoan
Xin cho ta một khắc reo ca, vui cùng em"
Quốc Bảo sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để miêu tả tâm trạng lâng lâng của người đang yêu. Trong buổi chiều "thơm ngát", nhân vật trữ tình đắm chìm trong từng khoảnh khắc, ngất ngây ngắm nhìn bàn tay, bờ vai nghඣiêng, làn môi, đôi mắt trong của người anh yêu. Chị Loan BB - người yêu nhạc sĩ Quốc Bảo thời ấy nói - chị vốn không phải người con gái yểu điệu, "nếp xinh áo lụa". Nhưng như triết gi✅a người Đức Immanuel Kant từng nói: "Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình".
Sau những phút giây hạnh phúc, nhạc sĩ suy ngẫm về sự được m🐎ất trong tình yêu. Anh hoài nghi cuộc tình bởi những giây phút hai người xa cách, không thể hiểu được nửa kia hay quên trao nhau những cử chỉ yêu thương nồng thắm. Anh lo sợ người yêu thấy mỏi mệt trong cuộc tình và bước đi theo tự do mời gọi.
Điệp từ "biết đâu" ꦬlặp꧒ đi lặp lại trong phần điệp khúc, cùng giai điệu dồn dập, gấp gáp, thể hiện nỗi vấn vương quẩn quanh trong tâm trí, cùng khao khát níu kéo.
"Vì biết đâu có đôi lúc em xa vời vợi
Biết đâu có đôi lúc con tim nghẹn lời
Biết đâu có đôi lúc ta quên chờ đợi
Kề bên nhau quên một chiếc hôn
Biết đâu sớm mai nắng em vơi cuộc tình
Biết đâu sớm mai gió tan cơn mộng lành
Biết đâu biết đâu đấy xin em lòng thành
Và xin cất lấy trái tim này.ꦺ.. nhớ nhung... phút giây..."
Ca🧔 từ hờn dỗi, trách móc nhưng cũng ẩn chứa tình yêu sâu đậm, khó nói thành lời. Nhạc sĩ nói anh đặc biệt thích câu "Biết đâu bỗng em thấy sông Thương cạn kiệt". Anh lý giải câu hát mang nghĩa ẩn dụ, dòng sông Thương hay tình thương con người đều có lúc vơi đầy, lúc dữ dội, khi lại dịu êm. Nhân vật trữ tình trong ca khúc yêu tha thiết nhưng tôn trọng người con gái, mong cô luôn hạnh phúc theo đuổi giấc mơ của mình, còn anh sẽ giữ mãi trong ký ức khoảnh khắc "tinh khôi" tuyệt đẹp của cuộc tình này.
Bài hát kết thúc với những nốt cao vút, qua tiếng hát bay bổng của Trần Thu Hà:
"Và em sẽ cất cánh tung trời... hóa thân... giấc mơ...
Và em🦄 sẽ cất cánh✅ phương nào... thênh thang... mây khói..."
Hà Thu