Phái viên Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Đức, Pháp và Italy tuần trước gặp lãnh đạo Serbia và Kosovo để thuyết phục các bên ký thỏa thuận gồm 11 điểm nhằm hạ nhiệt căng thẳng song phương, v😼ốn đã kéo dài từ cuộc xung đột năm 1998-1999.
"Cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng phù hợp. Chúng tôi sẽ ủng hộ một bên nhiều hơn, giảm ủng hộ với bên còn lại", phái viên EU về đối thoại Serbia - Kosovo Miroslav Lajcak trả lời phỏng vấn kênh Klan Kosova TV, trụ sở Pristina, ngày 25/1, khi được hỏi về trường hợp một bên không chấp nhận thỏ♏a th𓂃uận.
Theo ông Lajcak, nếu💖 cả hai bên đều từ chối, họ sẽ bị mất sự ủng hộ về kinh tế, chính trị và đầu tư từ phương Tây.
"Trong tháng 3, chúng ta sẽ biết tình hình có tiến triển hay không. Nếu không, chúng ta sẽ biết lý do và bên phải chịu trách nhiệm", ông Lajcak bổ sung. "Chúng ta đều là nằm tronꦯg cộng đồng quốc tế. Việc được coi là một phần của giải pháp hay của rắc rối rất quan trọng, bởi nó sẽ quyết định cách cộng đồng quốc tế đối 𝕴xử với bạn".
Kosovo có diện tích khoảng 10.800 km2, là vùng lãnh thổ ly kha𒁏i nằm ở phía tây nam Serbia, có đa số dân là người Albania. Khu vực này tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với sự hậu thuẫn củ𒁏a phương Tây, sau cuộc chiến tranh năm 1998-1999, trong đó NATO đã can thiệp để bảo vệ các nhóm người Albania.
Phần lớn các nước phương Tây công nhận ♈độc lập của Kosovo, song vùng ly khai chưa được trao ghế tại Liên Hợp Qu൩ốc, do Nga và Trung Quốc phản đối.
Kosovo có khoảng 1,8 triệu dân. Một số ước tính gần đây cho thấy khoảng 50.000 người Serbia sống tại miền bắc Kosovo. Nhóm này không công nhận chính quyền ở Pristina, thay vào đó trung thành về mặt chính trị với Serbia, nước vẫn cung cấp hỗ trợ tài chính cho họ.
Lãnh đạo Kosovo Albin Kurti nói có thể chấp nhận kế hoạch hòa bình 11 điểm nếu không gồm một thỏa thuận năm 2013 do EU là trung gian được thông qua từ trước khi ông nhậm chức. Thỏa thuận năm 2013 cho phép thiết lập các cộng đồng bán tự trị với người Serbia chiếm đa số ở Kosovo, động thái ông Kurti cho là sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền của Kosಌovo.
Trong khi đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic không đề cập khả năng Belgrade thông qua kế hoạch hay không. Ông chỉ nói sẽ có tổn thất "về kinh tế và chính trị" nếu mất các liên kết với EU.
Ông Vucic cho biết các phái viên đã cảnh báo Serbia sẽ chịu thiệt nếu c𝔉ùng Kosovo giải quyết khác biệt. Theo kế hoạch, Serbia không buộc phải công nhận độc lập cho Kosovo nhưng không được vận động hành lang để chặn Kosovo t𓄧ham gia các tổ chức quốc tế.
Như Tâm (Theo Reuters)