"Bosnia và Herze🍌govina hôm nay được cấp tư cách quốc gia ứng viên. Một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến người dân, đồng𝓀 thời là kỳ vọng rõ ràng với giới chức nước này trong thực hiện cải cách", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thông báo ngày 15/12.
Theo Thủ tướng Slovenia Robert Golob, việc cấp tư cách ứng viên cho Bosnia và Herzegovina là "tín hiệu rất cần thiết tới các quốc gia thứ ba, những nước gia tăng ảnh hưởng xấu t🍨rong những năm qua, rằng chúng tôi không cho phép chính sách tiêu cực của họ lan ra Tây Balkan", dường như nhằm ám chỉ Nga.
Christian Schmidt, phái viên hòa bình quốc tế của Bosnia và Herzegovina, mô tả được cấp tư cách ứng viên là "cơ hội trăm năm có một" với quốc gia Balkan này và kêu gọ💃i các 🐭lãnh đạo hãy chứng tỏ họ có thể đưa đất nước vượt qua những khó khăn về kinh tế và chính trị.
Với động thái này, Bosnia là quốc gia thứ ba được EU cấp tư cách ứng viên trong vòng 6 tháng, sau Ukraine và Moldova hồi tháng 6. Danh sách chờ kết nạp của EU hiện gồm 8 ứng viên, với 5 nước còn lại là Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Macedonia, Montenegro, Serbia và Albania.
Quy trình gia nhập EU có thể kéo dài nhiều năm bởi cá🔯c ứng viên cần thực hiện nhiều cải cách về kinh tế, chính trị theo yêu cầu của Brussels để đáp ứng tiêu chuẩn của liên minh. Quá trình này cũng có thể gặp bế tắc, như trong trường hợp🦹 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bosnia và Herzegovina nộp đơn xin gia nhập EU năm 2016, nhưng khi đó được cho là chưa có đủ cải cách chính trị cần thiết. Ủy ban châu Âu đã đưa ra 14 ưu tiên cải cách đối với Bosnia và Herzegovina trước khi bước vào 🅺đàm phán về gia nhập EU.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine 🍒đang khiến EU cởi mở hơn với việc cân nhắc kết nạp thêm thành viên. EU lo ngại các cường quốc như Nga vàꩲ Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng đến vùng Balkan, nếu hy vọng gia nhập liên minh của các quốc gia tại khu vực này bị cản trở.
Kosovo ngày 14/12 là vùng lãnh thổ cuối cùng ở Tây Balkan xin gia nhập EU. Nỗ lực của Kosovo được đánh giá là đặc biệt khó, bởi đây là vùng ly khai ở tây nam Serbia. Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008, được nhiều quốc gia phương Tây công nhận nhưng Serbia bác bỏ và vẫn tuyên bố chủ quy💜ền với khu vực này.
5 thꦐành viên trong EU, gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Romania, Slovakia và Cyprus, cũng chưa công nhận Kosovo là quốc gia độc lập. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc phản đối việc trao ghế cho Kosovo tại Liên Hợp Quốc.
Như Tâm (Theo AFP, Reuters)