Italy,🌌 nước xuất khẩu khí tài quân sự nhiều nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái, hôm 14/10 thông báo sẽ chấm dứt bán vũ khí cho Ankara để phản đối chiến dị𓄧ch quân sự nhằm vào người Kurd ở miền bắc Syria.
Pháp, Đức, Hà Lan, Phần Lan và Thụy Điển trước đó cũng tuyên bố ngừng các hợp đồng vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Tây Ban Nha cũng phát tín hiệu sẵn sàng🔯 ra quyết định tương tự.
Tuy nhiên, các nước Liên minh châu Âu (EU) đều tỏ ý không muốn áp đặt lệnh cấm vận toàn phần nhằm vào Ankara, thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này sẽ xếp Thổ Nhĩ♏ Kỳ vào chung nhóm với Nga và Venezuela, các quốc gia bị EU coi là thù địch và đang hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt.
Ankara sau đó lên án quyết định của EU. "Chúng tô🍃i sẽ đánh giá nghiêm túc quan hệ hợp tác với EU trong nhiều lĩnh vực vì thái độ thiên vị và bất hợp pháp này", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay. Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, khẳng định Ankara sẽ kh🏅ông ngừng chiến dịch tại Syria cho tới khi đạt được mục tiêu đề ra.
EU năm ngoái bán số vũ khí trị giá 50 triệu USD cho Thổ Nhĩ Kỳ, các nước xuất khẩu nᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ🐭ᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhiều nhất gồm Italy, Tây Ban Nha, Anh và Đức, theo báo cáo của Cơ quan thống kê EU.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tấn công các vị trí của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) tại khu vực đông bắc Syria hôm 9/10. Ankara coi YPG là💫 tổ chức khủng bố và muốn đẩy lùi dân quân người Kurd về phía sau biên giới khoảng 30 km để tạo vùng đệm an🍒 toàn.
Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ làm d𒈔ấy lên lo ngại về tình trạng nhân đạo ở miền bắc Syria, cũng như nguy cơ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) lợi dụng tình thế hỗn loạn để trỗi dậy.
Vũ Anh (Theo Reuters)