"Theo đề xuất của đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh của Liên minh châu Âu (EU), Hội đồng châu Âu nhất trí coi trưởng phái đoàn Nicaragua tại EU là người không được hoan nghênh", EU rꦫa tuyên bố ngày 10/10.
Theo EU, đây là biện pháp đáp trả với quyết định của chính phủ Nicaragua ngày 28/9, trục xuất đại sứ Bettina Muscheidt của liên minh. Bà Muscheidt🔯 rời Nicaragua hôm 1/10. Phái đoàn EU trước đó yêu cầu Nicaragua trả tự do cho "các tù nhân chính trị" khi phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ.
"EU coi quyết định của Nicaragua là tùy tiện", EU bổ sung. "EU tái khẳng định cam kết với người dân Nicaragua trong bảo vệ nền dân chủ, nguyên tắc thượng tôn pháp luật và nhân quyề♛n".
Chính quyền cán🐭h tả của Tổng thống Daniel Ortega đang đối mặt áp lực ngoại giao liên quan điều Mỹ gọi là "sự suy giảm nhân quyền nghiêm trọng", với nhiều chính trị gia đối lập bị bắt giam.
"Cuộc khủng hoảng chính trị hiện tạ🍷i ở Nicaragua nên được giải quyết thông qua đối thoại nghiêm túc giữa chính phủ và phe đối lập", theo EU.
EU và Mỹ siết trừng phạt với Nicaragua hồi t♑háng 1, khi ông Ortega tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp sau cuộc bầu cử bị phương Tây cho là "dàn xếp". EU trừng phạt nhằm vào các cá nhân bị cáo buộc "làm xói mòn dân chủ và nhân quyền ở Nicaragua", trong đó có vợ ông Ortega, người đang là phó tổng thống.
Nicaragua ngày 30/9 cắt quan hệ ngoại giao với Hà Lan, cáo buộc quốc gia châu Âu "theo chủ nghĩa can thiệp và thực dân kiểu mới", sau khi Đại sứ Hà Lan thông báo họ sẽ không tài trợ cho một bệnh viện như đã cam kết từ nhiều năm trước. Độn💝g thái được Amsterdam mô tả là "đáng tiếc, không phù hợp". Managua cũng không đón nhận tân đại sứ Mỹ tại Nicaragua Hugo Rodriguez.
Nicaragua là quốc gia Trung Mỹ có diện tích hơn 130.000 km2 và dân số 6,3 triệu người, giápౠ với Honduras, Costa Rica và biển Caribe. GDP trên đầu người hơn 2.100 USD.
Như Tâm (Theo AFP, EC)