Ngày 27/6, các quan chức Đức đã bác bỏ khả năng Liên minh châu Âu (EU) tổ chức các cuộc đàm phán phi chính thức về việc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) trước khi London đưa ra thông báo chính thức về hành động này, theo Guardian.
"Một điều rõ ràng là trước khi Anh gửi thông báo này, sẽ không có bất cứ cuộc đàm phán sơ bộ nào về các khả năng rời đi🐈", Steffen Seibert, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel, tuyên bố. Đây được coi là đòn giáng mạnh vào cácꦏ lãnh đạo ủng hộ Brexit của Anh, bởi họ chưa có bất cứ phương án đàm phán chính thức nào với EU về việc ra đi, đặc biệt là khi Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố từ chức.
Để ngăn chặn hiệu ứng domino có thể lan sang các quốc gia thành viên khác, lãnh đạo EU tuyên bố họ muốn Anh kích hoạt điều 50 của hiệp ước Lisbon càng sớm càng tốt bằng một thông ꦐbáo chính thức về việc rời khỏi liên minh. Sau khi điều 50 được kích hoạt, Anh và EU mới có thể chính thức ngồi vào bàn đàm 𝓰phán về những điều khoản của cuộc "ly hôn".
Tuy nhiên ông Cameron đã khẳng định sẽ chuyển giao nhiệm vụ đàm phán đầy khó khăn này cho người kế nhiệm, trong khi các thủ lĩnh Brexit, chẳng hạn như ông Boris Johnson, lại muốn bàn bạc không chính thức với EU trước khi bước vào quãng thời gian hai năm thực thi quy trình theo điều 5ꦬ0.
Ngày mai, các lãnh đạo EU sẽ bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại Brussels, và đây được coi là sự kiện quan trọngꦯ để họ bắt đầu bàn bạc quá trình༺ rời khỏi liên minh của Anh. Các cuộc bàn bạc này sẽ diễn ra mà không có mặt ông Cameron.
Các quan chức EU cũng cho rằng Anh cần có thời gian để xử lý các khủng hoảng nội bộ sau cuộc trưng cầu dân ý, nhưng họ cũng hy vọng London sẽ kích hoạt điều 50 muộn nhất vào cuối năm nay, để nước này có đủ thời gian rời khỏi EU trước khi nghị viện châu Âu và Ủy ba🙈n châu Âu được bầu lại vào năm 2019.
Xem thêm: Brexit nguy cơ nhấn chìm Anh vào khủng hoảng
Việt Dũng