Theo thống kê, chỉ 69 bàn được ghi trong 36 trận đã qua ở vòng bảng năm nay, trung bình đạt 1,92 bàn mỗi trận. Đây là tỷ lệ thấp nhất tại vòng bảng kể từ Euro 1992 (1,75 bàn mỗi trận). Tuy nhiên, 𝐆có một khía cạnh gây ấn tượng🦩 rất nhiều cho giải đấu trên đất Pháp. Đó là việc có đến tám bàn đến từ phút 90 trở đi. Nếu tính từ 🐲phút thứ 80 cho đến tiếng còi dứt trận, con số là... 19 bàn.
Những bàn thắng muộn luôn tạo ra những xúc cảm. Thời gian ấy, thế trận gần như bão hòa. Đội đang có lợi thế sẽ dốc toàn lực để bảo vệ. Những bàn thắng rất ít khi 💝diễn ra trong khoảng thời gian cuối trận ấy. Thế nên Sir Alex Ferguson mới tạo nên cả một huyền thoại tên gọi "Fergie time".
Thời gian còn dẫn dắt cho Man Utd, ông nổi tiếng với đòn tâm lý xem đồng hồ. Cứ mấy chục giây ông lại đưa tay lên xem đồng hồ, giống như kiểm tra xem cái kim giây của nó còn hoạt động không. Sau này, Sir Alex viết trong hồi ký rằng ông cố t👍ình làm thế để tăng chút lợi thế tâm lý cho đội nhà. Đối phương thấy ông xem đồng hộ tꦆự nhiên... hồi hộp, cầu thủ của ông thì cố đẩy nhanh đến tối đa tốc độ lên bóng nếu không muốn bị "xấy tóc" trong phòng thay quần áo.
Những bàn thắꦉng muộn vì thế là một "đặc sản" của Man Utd thời Ferguson. Những b🙈àn thắng muộn cũng gắn liền với biết bao giai thoại.
Huyền thoại George Best của Man Utd rời sân Nou Camp khi trận chung kết Champions League 1999 trôi về những phút cuối. Khi ấy Bayern Munich đang dẫn 💧1-0 đến tận phút 89 và Man Utd không chꦛo thấy dấu hiệu nào là họ sẽ gỡ hòa. Nhưng khi Best vặn radio trong ô tô lên, ông đã tự trách bản thân vì đã bỏ qua những phút bù giờ tuyệt diệu, khi Man Utd ngược dòng thắng lại 2-1.
Chung kết Champ💃ions League 2005, nhiều CĐV Liverpool đã rời khỏi sân vận động ở Istanbul sau khi hiệp một kết thúc. Đội bóng của họ lúc đó bị AC Milan dẫn 3-0 và trận đấu xem như đã🥀 an bài. Nhưng rốt cục người nâng cao chiếc Cúp hôm ấy lại là Steven Gerrard, chứ không phải là Paolo Maldini.
Và những bàn thắng muộn ở Euro 2016 một lần nữa nhắc cho chúng ta🧔 về nét đẹp của bóng đá. Đó là khi quả bóng vẫn còn lăn, đừng vội rời mắt khඣỏi màn hình. Việc có đến 29% số bàn thắng đến sau phút 80 cho thấy các đội bóng năm nay thường chỉ bung sức về cuối. Nếu như trước đây, "đánh phủ đầu" là mộ💟t sách lược được các đội áp dụng thì bây giờ, "đánh đoạn hậu" đang là mốt.
Ngay trong trận đấu ra quân, những dấu hiệu về việc bùng nổ bàn thắng m🥀uộn đã được phát đi. Đến phút thứ 57, thế bế tắc của trận đấu mới được phá vỡ. Đến phút thứ 89, trận đấu ngỡ như sẽ kết thúc với tỷ số hòa nếu không có cú nã pháo của Dimitri Payet.
Rồi sau đó, những bàn thắng muộn cứ thế mà xuất hiện như nấm sau mưa. Bastian Schweinsteiger ấn định tỷ số cho Đức trước Ukraine phút thứ 90. Gerard Pique cứu cho nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha khỏi bẽ mặt với cú đánh đầu ghi bàn duy nhất trước CH Czech khi hiệp hai chỉ còn ba phút. Đội tuyển Anh mang đúng cái tinh thần điên rồ của Ngoại hạng Anh vào giải, khi họ không chỉ ghi bàn mà còn lọt lưới trong những phút bù giờ. Hay như Ivan Perisic, con trai của một nông dân nuô💖i gà, ghi bàn vào những phút chót để giúp Croatia vượt lên Tây Ban 𓃲Nha để dẫn đầu bảng đấu. Đấy cũng là tuyên ngôn của thế hệ hậu bối của Davor Suker, rằng họ đã sẵn sàng tái lập chuyến phiêu lưu đầy cảm xúc của các đàn anh trong những năm giữa thập niên 1990.
Vậy tại sao những bàn thắng muộn lại xuất hiện ngày càng nhiều?
Trước hết, trình độ của🐈 các đội quả thực đã thu hẹp lại đáng kể. Những thế trận diễn ra giằng co và chỉ xuất hiện bàn thắng vào cuối giờ, khi hai bên quyết định mạo hiểm hơn một chút để có được bàn thắng. Khi trình độ của các đội trở nên ngày càng cân bằng, những sai sót nhỏ nhất, như sự mệt mỏi về tâm lý, thể lực sẽ quyết đ🍬ịnh đến cục diện. Và những sai sót ấy thì càng về cuối trận lại càng có cơ hội diễn ra.
Thứ hai, bàn thắng muộn là kết tinh của sự khôn ngoan về chiến thuât. Những đội bóng khôn ngoan sẽ để cho đối phương nghĩ là họ có thể kết liễu trận đấu, nhưng sau đó tung đòn hồi mã thương khiến đối phương không kịp trở tay🌄. Graziano Pelle kết liễu Bỉ, Bastian Schweinsteiger hạ gục Ukraine, Zoltan Stieber xử đẹp Áo chính bởi những cú hồi mã thương sắc như dao cạo ấy.
Lý do cuối cùng nhưng quan trọng nhất, là những cầu thủ dự bị rất biết phát huy tác dụng khi vào sân. Daniel Sturridge (Anh), Schweinsteiger (Đức), Niall 🎉McGinn (Bắc Ireland), Tomas Necid (CH Czech) và Hal Robson-Kanu (Xứ Wales) ghi bàn thắng muộn sau khi họ cũng vào sân từ rất muộn. Chúng ta cũng không thể quên bàn thắng lịch sử của Iceland vào lưới Áo để mang họ vào vòng 1/8. Người ghi bàn thắng ở phút 94, Arnor Ingvi Traustason, cũng chỉ vào sân từ ghế dự bị.
Như vậy, ඣkhi Euro 2016 bước vào loạt trận knock-out, khả năng diễn ra những bàn thắng muộn vẫn rất cao. Vì đó là một xu thế không tránh khỏi của giải đấu năm nay. Khi trình độ các đội nhích lạꦯi gần nhau, một HLV cần phải vận dụng tối đa nguồn lực trong tay, chứ không phải chỉ chăm chăm vào đội hình xuất phát và vài cầu thủ dự bị quen thuộc như trước. Italy đã dùng 22 cầu thủ khác nhau ở Euro lần này, và là lá cờ đầu trong việc phát huy tối đa nguồn lực hiện có.
Và những bàn thắng muộn, những dấu ấn của các cầu thủ vào sân thay người minh chứng cho một chân lý trong bóng đá - Trận đấu không được quyết định bởi bạn khởi đầu ra sao, mà b💧ởi cách bạn kết thúc nó như thế nào.
Thuỷ Tiên