Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho hay, lãnh đạo EVN cho rằng mức lương 7,3 trﷺiệu đồng một ♎tháng không sống được ở thành thị là không phù hợp với thực tiễn. Bởi hiện nay, thực tế lương tối thiểu khối doanh nghiệp là 2 triệu đồng mỗi tháng. "EVN nói 7 triệu mà không sống được thì nên xem lại", bà Chuyền thẳng thắn.
Bộ trưởng Lao động, T♔hương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. |
Từ 🀅chối bình luận về việc mức lương đó có xứng đáng hay không, song người đứng đầu ngành lao động cho rằng, việc trả lương phải phù hợp với hạch toán. "Nếu EVN không có lãi mà trả lương caཧo thì đó là điều khó chấp nhận", nữ Bộ trưởng nói.
Theo bà Chuyền, trước mắt, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có thể yêu cầu kiểm tra việc trả lương cho người lao động đã phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị chưa. Trong trường hợp bất hợp lý thì Bộ sẽ kiến nghị phải theo cơ chế hiện hành của Nhà nước. Bộ không chỉ có kế hoạch kiểm tra ngành điện mà còn kiểm tra một số đơn vị về trả lương trên thang bảng và định mức khác. "Ngành điện chỉ mới công bố mức lương 7,3 triệu đồn🍒g. Nếu còn có ý kiến khác nhau thì chúng tôi phải đi kiểm tra", bà Chuyền nói.
Khẳng định tiền lương phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, Bộ trưởng này cho biết, Bộ đang chuẩn bị xây dựng luật về tiền lương tối thiểu. Khối hành chính sự nghiệp chỉ có mức lương tối thiểu là 830.000 đồng, trong khi doanh nghiệp ở thành phố là 2 triệu đồng. Như vậy, quy định đã có phần ưu tiên doanh nghiệp. Vì thế, Chính phủ sẽ chuẩn bị một luật lương tối th📖iểu trong nhiệm kỳ này.
Bộ trưởng Chuyền cho hay, dự thảo luật đã tꦯrình Quốc hội đang có 🅠hai ý kiến trái chiều. Nhiều người nhìn nhận, cần có thang bảng lương để bắt các doanh nghiệp xây dựng theo. Quan điểm khác lại cho rằng không cần thiết bảng lương tối thiểu vì doanh nghiệp có khả năng thì được quyền trả vượt khung quy định.
"Khi đã có bảng lương mà doanh nghiệp không thực hiện thì phải kiểm soát, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp 🃏trả cao hơn càng tꦑốt", bà Chuyền nói.
Ngày 19/11, Tổꦆng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh, cho hay, EVN ngoài khoản lỗ trên 10.000 tỷ đồng, do kinh doanh các mặt hàng khác đã giảm lỗ xuống khoảng 8.000 tỷ đồng, thì còn lỗ thêm khoảng 15.000 tỷ do chênh lệch tỷ giá. Nếu theo tính toán, toàn bộ số lỗ này đều phải hạch toán hết vào giá thành. Nếu như EVN chưa được điều chỉnh giá điện thì ngành điện không có tiền trả nợ cho các tâp đoàn. Ông Thanh cũng tiết lộ lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 tri💞ệu đồng một tháng và chia sẻ "rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó". Theo lãnh đạo nhà đèn, "đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì ổn, còn ở thành thị thì không thể sống được". |
Hoàng Lan