Lo ngại này được EVN nêu trong v💧ăn bản gửi Bộ Công Thương trước dự báo nhu cầu than cho điện tăng cao so với năm ngoái, khi có thêm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào vận hành.
Tập đoàn này cho biết, năm ngoái việc cấp than cho điện không đúng kế hoạch với hầu hết nhà máy nhiệt điện, ảnh hưởng tới vận hành cung cấp điện. Chẳng hạn, việc cấp than của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình không ổn định, có thời điểm như quý IV chỉ cung ứng được than pha trộn nhập khẩu. Việc này khiến tồn kho nhiên liệu của🐻 nhà máy này cuối tháng 11, và tháng 12/2022 chỉ ở mức 10.000 tấn, đủ cho khoảng 2 ngày vận hành, dẫn tới có lúc nhà máy phải dừng một tổ máy.
Dự báo năm nay nhu cầu than cho sản xuất💟 điện sẽ tăng, giá than nhập khẩu vẫn ở mức cao ảnh hưởng tới khả năng huy động các nhà máy nhiệt điện dùng than nhập, như Vĩnh Tân♋ 4.
Năm nay, tổng khối lượng than cấp cho điện của TKV vàඣ Tổng công ty Đông Bắc gần 46 triệu tấn, riêng các nhà máy nhiệt điện của EVN xấp xỉ 18 triệu tấn. Để đảm bảo than🐻 cho điện năm 2023 và các tháng mùa khô sắp tới, EVN đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo TKV và Tổng công ty Đông Bắc ưu tiên cho sản xuất điện.
Việc cấp than cũng cần đảm bảo đúng chủng loại kỹ thuật của từng nhà máy, bởi theo dự kiến, than TKV cấp cho các nhà máy của EVN năm nay hoàn toàn là than pha trộn. Thực ൲tế, than pha trộn sử dụng trong các nhà máy được thiết kế dùng than nhập khẩu làm ảnh hưởng tới khả n♍ăng vận hành ổn định, nhất là trong thời điểm cần huy động cao mùa khô.
Năm ngoái, giá than cho sản xuất điện đi lên khiến chi phí sản xuất của EVN tăng vọt. Tập đoàn này ghi nhận lỗ hơn 28.000 tỷ đồng năm ngoái. Hiện giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng một kWh, chưa thay đổi từ tháng 3/2019, tức gần 4 năm chưa điều chꦅỉnh.