Thứ hai, 25/11/2024
Thứ ba, 4/8/2015, 07:44 (GMT+7)

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới

1.400 tỷ USD là tổng số tiền chuyên gia ước tính Washington phải bỏ ra để mua v🐭à duy trì hoạt động của một tổ hợp siêu tiêm kích 𒁃F-35 gồm khoảng 2.400 chiếc, biến mẫu chiến đấu cơ này trở thành vũ khí đắt giá và tốn kém nhất thế giới mà quân đội Mỹ sở hữu.

Thủy quân l﷽ục chiến Mỹ hôm 30/7 tuyên bố phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 đầu tiên gồm 10 chiếc đã sẵn sàng tác chiến, một cột mốc quan trọng đối với chương trình vũ khí siêu tân tiến này.

F-🦂35 là loại máy bay đa năng, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ trinh sát. F-35 do một tổ hợp công nghiệp hàng 🦋không, dẫn đầu là tập đoàn Lockheed Martin cùng các thành viên BAE Systems và Northrop Grumman, thiết kế và chế tạo. Các quốc gia tham gia tài trợ gồm Anh, Italy, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada.

Trong ảnh, thủy thủ và nhân viên kỹ thuật trên tàu sân bay USS Wasp tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ F-35B trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng 5. Ảnh: Reuters

Một chiếc F-35 đang được lắp đặt tại nhà máy.

Theo công bố ban đầu, giá trị hợp đồng của dự án này là 391 tỷ USD. Một số báo cáo gần đây cho biết Lầu Năm Góc phải bỏ ra khoảng 1.400 tỷ USD để mua và duy trì hoạt động của phi đội siêu tiêm kích F-35 gồm khoảng 2.400 chiếc. Điều này biến nó trở thành thứ vũ khí đắt giá và tốn kém nhất thế giới. Ảnh: Lockheed Martin

F-35 có ba biến thể gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như chiến đấu cơ thông thường, F-35B cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, F-35C được triển khai trên các tàu sân bay.

Mọiও phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình, đạt tốc độ siêu thanh và gắn camera hiện đại giúp phi c✨ông quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.

F-35 được coi là xương sống trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai của Washington nhờ cơ chế tránh radar tiên tiến. Đặc biệt, một trong những công nghệ giúp F-35 thống trị bầu trời và trở thành nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào chính là khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tối đa phạm vi hoạt động. Ảnh: Breaking Defense

Một chiếc F-35A đỗ tại căn cứ không quân Edwards ở California. Đây là phiên bản nhỏ nhất, nhẹ nhất và là mẫu duy nhất được trang bị pháo GAU-12/U gắn trong thân. Khẩu pháo 25mm này được phát triển từ pháo M61 Vulcan 20mm trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của không quân Mỹ từ thời F-104 Starfighter còn hoạt động và cũng được lắp đặt trên phi cơ AV-8B Harrier II của lực lượng thủy quân lục chiến. F-35A không chỉ vượt trội ở tính cơ động, phản ứng nhanh mà còn thể hiện sự đột phá ở khả năng tàng hình, tầm bay và tải trọng. Ảnh: Air Force

F-35B có kích thước tương đương mẫu F-35A, tuy nhiên biến thể này hy sinh khoảng 1/3 lượng nhiên liệu mang theo để dành cho hệ thống bay thẳng đứng. Động cơ LiftSystem, do Lockheed Martin sáng chế và được phát triển bởi Rolls-Royce, nằm dọc phía trước động cơ chính là bộ phận tạo ra lực nâng, cho phép máy bay cất và hạ cánh theo pꦡhương thẳng đứng.

♊ Phiên bản F-35B là chiến đấu cơ đắt nhất trong ba mẫu F-35 mà Tập đoàn Lockheed Martin đang chế tạo theo bản hợp đồng ký với Bộ Quốc phòng Mỹ. Mỗi chiếc F-35B có giá khoảng 134 triệu USD.

Tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, người vừa được Thượng viện phê chuẩn làm chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nhấn mạnh khả năng xuất kích cũng như thực hiện nhiệm vụ từ các bãi đáp hay tàu sân bay trên biển của F-35B "sẽ thay đổi cách thức chúng ta chiến đấu và chiến thắng". Ảnh: Lockheed Martin

Phiên bản siêu tiêm kích F-35C được chế tạo dành riêng cho lực lượng hả🎐i quân, có cánh lớn hơn các mẫu F-35 khác và phần đầu cánh có thể gấp lại. Tiết diện cánh và phần đuôi lái lớn nhằm giúp phi công dễ dàng điều khiển khi bay ở tốc độ thấp. Bên cạnh đó, hệ thống hạ cánh cũng được nâng cấp chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi đáp trên tàu sân bay.

Hải quân Mỹ còn có kế hoạch biến F-35C trở thành một đầu não chỉ huy cho các thiết bị trinh sát và tấn công không người lái (UCLASS). Khi đóng vai trò là trung tâm trong mạng lưới hải quân, F-35C sẽ cung cấp thông tin và ra lệnh cho các UCLASS khác ngắm bắn những mục tiêu cụ thể. Càng nhiều máy bay F-35C hoạt động trên thực địa, tổ hợp UCLASS càng có thêm thông tin để tái hiện toàn cảnh chiến trường, nâng cao xác suất thực hiện nhiệm vụ thành công. Ảnh: Wikipedia

F-35 có thể mang theo khoảng 8.000 kg đạn dược, hầu hết đều là các loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Mỹ, ví dụ như: tên lửa không đối không AIM-120, AIM-132, AIM-9X, bom thông minh JDAM, Paveway, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158. Bằng cách đánh đổi tính năng tàng hình, nhiều tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ có thể được gắn thêm trên 4 đế dưới cánh và hai vị trí đầu chót cánh của F-35. Ảnh: Lockheed Martin

Vì nằm trong chương trình phát triển tiêm kích đa quốc gia nên ngoài những loại vũ khí do Mỹ sản xuất, F-35 còn có khả năng mang theo vũ khí của các nước đối tác như tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Storm Shadow do công ty MBDA chế tạo, tên lửa hành trình SOM của Thổ Nhĩ Kỳ hay tên lửa không đối không IRIS-T, Meteor. Ảnh: Military.com

Tốc độ sản xuất F-35 dự kiến tăng mạnh trong 5 năm tới. Số lượng máy bay mà Mỹ và các nước đối tác sở hữu được cho là sẽ tăng từ 123 chiếc hiện nay lên 650 chiếc vào năm 2020. Ảnh: Business Insider

Vũ Hoàng (tổng hợp)