Anh Hoàng, 30 tuổi, ở quận Thanh Xuân, mắc Covid-19 từ ngày 14/2, sổ mũi, ho, không mất vị giác, khứu giác. Ban đầu, 𒉰anh tìm số điện thoại của y tế cơ sở để khai báo, sau được bạn bè tư vấn "không cần thiết vì triệu chứng nhẹ, F0 đông phường không đủ nhân lực y tế xử lý ngay". Anh cũng không cần giấy chứng nhận khỏi bệnh do công ty không yêu cầu, sức khỏe tốt, không có bệnh nền, thuốc có thể mua qua mạng, "nên tôi yên tâm tự điều trị", anh Hoàng cho hay.
Chị Hiền, 34 tuổi, trú ở quận Hoàng Mai, mang thai 25 tuần, phát hi♓ện dương tính nCoV hôm 18/2. Chị ꦑnhiều lần gọi đến đường dây nóng của y tế phường, máy bận hoặc chỉ đổ chuông không người bắt máy. Chị liên hệ tất cả bác sĩ quen biết để nhờ tư vấn, được một bác sĩ sản khoa khám và cho đơn thuốc điều trị triệu chứng, hiện tình trạng sức khỏe ổn định.
Anh Nam, 28 tuổi, quận Cầu Giấy, gọi cho bạn nhờ mua thuốc, thức ăn, ♒kit xét nghiệm sau khi phát hiện dương tính, đêm 16/2. Anh lên mạng tìm hiểu, xin tư vấn từ người từng nhiễm và bác sĩ rồi điều trị theo triệu chứng. "Tôi ngại gọi phường máy bận liên tục, chưa kể cách ly phải bị giăng dây ở nhà ảnh hưởng đến những người cùng khu trọ", anh nói. Mỗi ngày, anh uống vitamin, ăn hoa quả nhiều để tăng đề kháng, chưa sử dụng thuốc Covid-19 vì sợ tác dụng🏅 phụ, tập thể dục và tập thở theo video hướng dẫn. Sau 4 ngày, anh test lại hai vạch mờ hơn.
Trả lời VnExpress, ông Trương Kỳ Phong (Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hà Đông), nói hầu hết F0 tự điều trị tại nhà là người trẻ, khỏe, tiêm đủ vaccine, triệu chứng nhẹ hoặc khônꦦg triệu chứng. Những người này tự trang bị được thiết bị y tế, thuốc và thực phẩm để chăm sóc tại nhà. Ngoài ra, đa số người dân đều có kiến thức nên khi mắc bện💯h không hoang mang, hoảng loạn như trước.
Ông Phong thừa nhận tình trạng này do y tế cơ sở 🐓quá tải, có phường m🐻ỗi ngày ghi nhận hơn 100 F0, chỉ riêng trả lời điện thoại đã quá tải. Một số trường hợp gọi điện nhiều lần mới liên lạc được, "áp lực gấp 100 lần so với giai đoạn trước chỉ ghi nhận vài chục ca", ông nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng F0 nên khai báo với y tế địa phương để được theo dõi trong suốt thời gian mắc bệnh, được cấp gói thuốc đúng theo tình trạng bệnh. Mỗi F0 có mã số trên hệ thống, ꦿmỗi ngày khai báo hai lần, nếu dấu hiệu trở nặng được chuyển tầng nhanh chóng. Một số F0 không khai báo y tế, không tuân thủ quy định cách ly, nhiễm virus nhưng ꦅvẫn ra ngoài đi chợ, giao lưu, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.
Theo Luật sư Nguyễn Đình Hòa (Công ty Luật Bảo Ngọc), người không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế có thể bị phạt tiền. Điểm a khoản 3 Nghị định 117/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: Người có hành vi "che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thânꦺ hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A" sẽ bị xử phạt 10-20 triệu đồng. Covid-19 được Bộ Y tế xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Ông Hòa cho biết F0 không khai báo với Trạm y tế không chỉ bị phạt, mà còꦿn mất tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp theo chế độ ốm đau.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên (Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19, thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) khuyến cáo liên hệ y tế phường là khâu quan trọng để được hướng dẫn xử trí ban đầu và tư vấn các dấu hiệu trở nặng. F0 trở nặng, y tế phường là đầu mối và k🌄ết nối chuyển viện kịp thời.
Hiện, Hà Nội quản lý người mắc Covid điều trị tại nhà trên phần mềm. Theo quy định, khi test dương tính, người bệnh liên hệ vớ💦i y tế phường để được cập nhật danh sách vào phần mềm theo dõi F0, sau đó được tư vấn dùng thuốc theo triệu chứng.
Ông Nguyễn Đức Tuấn (Giám đốc Trung tâm Y tế Đống Đa) cho biết mỗi F0 có nhiều vấn đề cần giải quyết nên "thời gian trao đổi lâu". Tuy nhiên nay có nhiều kênh hỗ 🧸trợ F0 từ xa, như Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, số điện thoại thành phố, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc tại nhà, đội y tế cố định. Khi không may mắc bệnh, người dân liên hệ y tế cơ sở để chăm sóc, cấp thuốc. Phường cấp túi thuốc nhóm A (thuố🐈c hạ sốt paracetamol, vitamin), còn thuốc nhóm C (kháng virus như monulpiravir) được ưu tiên dùng cho người cao tuổi và bệnh nền theo đơn.
Tính trong đợt dịch thứ 4, Hà Nội ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm, trong đó hơn 196.000 ca điều trị tại nhà; gần 97% F0 không triệu chứng/nhẹ điều trị tại nhà, gần 100% dân số tiêm hai mũi vaccine. Sở Y tế xác định ưu tiên trọng tâm của thành phố hiện nay là bảo vệ người nguy cơ cao mắc Covid-19, rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vaccine nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân có biểu hiện nghi nhiễm liên hệ với trạm y tế phường, xã để xét nghiệm miễn phí, hoặc liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn. Người dân cần tiếp tục tuâ🦩n thủ 5K, duy trì đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giữ khoảng cách an toàn, hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, giảm nguy cơ cho bản thân, gia đình cũng như gánh nặng cho y tế, xã hội.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Lê Anh