Dù không còn tâm lý sợ hãi Covid-19 nhưng lúc biết mình trở thành F0, Oanh vẫn hơi lo lắng nên hỏi han kinh nghiệm của bạn bè từng nhiễm bệnh. "Ai gửi đơn cũng bảo đó là do bác sĩ uy💙 tín kê. Tôi chẳng biết tin ai nên nhờ mua hết, thừa còn hơn bỏ sót", người phụ nữ 37 tuổi, trú quận Cầu Giấy, có kết quả test nhanh ꧑dương tính hôm 23/2, nói.
Oanh có tiền sử bệnh cao huyết áp, từng tiêm vaccine mũi mộ😼t nhưng bị sốc phản vệ độ ba phải tạm ngưng. Chị liên hệ trung tâm y tế phườn🎃g để xin đi cách ly nhưng được khuyên triệu chứng chỉ ho, sốt và rát họng nên bình tĩnh dõi sức khoẻ tại nhà, nếu trở nặng sẽ cho nhập viện.
Nhưng Oanh cho biết, vẫn không yên tâm nên nhờ người tìm mua thuốc theo s♐ự tư vấn của bạn bè đã khỏi Covid-19, từ thuốc hạ sốt, vitamin, xịt họng, kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, chống đông máu, gói bù nước, xuyên tâm liên, medrol, thuốc bổ não,... cho đến bình oxy, máy đo nồng độ oxy Sp02. Tất cả hết gần 5 triệu đồng cho khoảng hơn 20 loại thuốc và máy móc hỗ trợ.
Từ ngày nhiễm bệnh, Oanh bắt đầu tham gia các hội nhóm tư vấn điều trị F0 tại nhà✨. Chị kể, dưới mỗi bài đăng nhờ tư vấn điều trị F0, hàng trăm bình luận về mẹo chữa bệnh cùng các đơn thuốc được quảng cáo "có người quen làm bác sĩ kê đơn riêng". Hễ ai khoe có thuốc điều trị khỏi, chị đều chụp lại để tham khảo, vì nghĩ thuốc tốt mới khỏi bệnh.
Theo khảo sát của phóng viên VnExpress, trên các mạng xã hội hiện có hàng trăm hội nhóm tự điều trị F0 tại nhà, nhóm đông ✱nhất có gần 300.000 thành viên. Mỗi ngày, các nhóm có từ 4 đến 10 bài tư vấn về cách chữa bệnh và không ít các bài viết quảng cáo thuốc trị Covid-19 không rõ nguồn gốc trà trộn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho biết, tình trạng F0 lạc lối giữa rừng đơn thuốc trôi nổi trên thị trường là một thực tế. Theo bác sĩ, Covid-19 là bệnh tự hồi phục theo thời gian khi độ phủ vaccine rộng, khiến một số người khỏi ꦐlại nghĩ là nhờ thuốc rồi đi tuyên truyền. Đặc biệt, F0 tại Hà Nội chủ yếu là nhẹ, diễn biến chỉ như cảm cúm, người nhiễm không cần quá sốt sắng tìm mua, tích trữ hay sử dụng thuốc trôi nổi gắn mác phòng chống, điều trị Covid-19 không có ai kiểm duyệt.
Nhưng ma trận đơn thuốc không chỉ tràn lan trên mạng mà xuất hiện ngay tại các hiệu thuốc. Thanh Hiền, trú tại quận Thanh Xuân đã chi hơn một triệu đꦇồng tiền thuốꩵc dưới sự tư vấn của một dược sĩ, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính hôm 25/2.
Không thể liên hệ với trạm y tế phường khi đường dây nóng l๊iên tục bận, bản thân có tiền sử bị viêm phổi, Hiền tự ra ngoài mua thuốc khi các triệu chứng đau mỏi người, nhức đầu và rát họng ngày càng rõ rệt.
"Tôi bị choá🅺ng ngợp khi được nhà thuốc mời chào mua cả chục loại, từ rẻ tiền cho đến cao cấp", cô nói. Theo lời người bán, Hiền được khuyên uống các gói thuốc đặc trị, nếu chỉ dùng thuốc chữa ho, cảm cúm thông thường sẽ ít tác dụng. Ngoài ra, cô được tư vấn mua thêm vitamin cùng thực phẩm chức năng để chữa hậu Covid-19. Hiền chấp nhận mua 10 loại thuốc theo tư vấn.
"Sau mỗi bữa ăn tôi uống cả vốc thuốc, từ loại giảm các triệu chứng ho, sốt cho đến thực phẩm chức năng chiết xuất trừ thảo dược để ngừa hậu Covid-19", cô nói cho và biết vẫn đau đầu, chóng mặt dù đã uống b🙈a ngày thuốc.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo F0 tại nhà không nên lạm dụng thuốc nếu không có chỉ định. Thực tế, có nhiều trường hợp dùng sai thuốc,⛎ quá liều thuốc gây ngộ độc, nhất là với thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc kháng đông, kháng viêm chứa corticoid...
Còn bà Vân Lan, 60 tuổi, quê ở Thanh Hoá lại tin lời tư vấn từ mạng xã hội, cho rằng muốn điều trị nhanh khỏi Covid-19 cần đặt gói thuốc đặc trị có giá gần một triệu đồng gồm thuốc chống đông máu, kháng sinh, thực phẩm chức năng có chữ Trung Quốc và phải phơi nắng mỗi ngày để diệt virus. Sau vài ngày uống thuốc và phơi nắng dưới thời tiết 8 độ C, bà Lan bị cảm lạnh và các triệu chứng bệnh thêm trầ♈m trọng.
"Tôi nhiều lần khuyên can nhưng mẹ chỉ tin tư vấn của người khác vì thấy mọi người làm vậy đều đã khỏi"⛎, chị Mai Hồng, con gái bà Lan, thở dài.
Trước thực trạng nhiều người mắc Covid-19 điều trị tại nhà bị nhiễu loạn thông tin về thuốc, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết 96% F0 Hà Nội tự điều trị tại nhà, do vậy việc thôn🍸g tin, phổ biến kiến thức để người dân tự chăm sóc sức khỏe cho mình và người thâ♔n cần đặc biệt chú trọng.
Để không trở thành con mồi của kẻ bán ℱthuốc, khiến bệnh nhẹ thành nặng, hầu hết các bác sĩ đều khuyên người nhiễm Covid-19 điều trị theo kiểu triệu chứng đến đâu chữa đến đó. Trường hợp cơ sở y tế quá tải, người nhiễm có thể tham khảo thông tin tại cá⭕c trang web đáng tin cậy, chính thống của Bộ Y tế, bệnh viện hoặc số đường dây nóng của Sở Y tế.
"Nhưng hướng d🤪ẫn điều trị bệnh tại trang của Bộ Y tế lại quá hàn lâm. Thông tin chia sẻ chi tiết nhưng khó hiểu", anh Đức Nghĩa, 50 tuổi, ở quận Cầu Giấy bày tỏ khó khăn khi tìm hiểu hướng dẫn F0 điều trị tại nhà.
Hôm 19/2, con trai 10 tuổi của anh Nghĩa mắc Covid-19. Không thể liên hệ với trạm y tế phường, anh tìm đọc thông tin trên các hội nhóm tự điều trị F0. "Đa phần cộng đồng mạng khuyên tôi cho con uống kháng sinh và corticoid để nhanh bình phục, nhưng tôi hiểu một đứa trẻ có triệu chứng nhẹ k🦹hông cần dùng thuốc liều mạnh như vậy", anh Nghĩa bày tỏ.
May mắn kết nối với một bác sĩ nဣhi khoa, anh được khuyên điều trị cho con trai theo các triệu chứng✨ của bệnh cảm cúm thông thường như miếng dán hạ sốt, uống bổ phế, súc họng bằng nước muối và bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, hoa quả. Sau năm ngày điều trị, con trai anh test nhanh âm tính, ăn ngủ tốt và sức khoẻ ổn định.
Để các gia đình không mắc sai lầm, bác sĩ Trương🤡 Hữu Khanh cho biết trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng không quá nặng. Nếu có sốt cao hoặc lạnh run chỉ kéo dài lâu nhất trong 48 tiếng, sau đó có thể bị khàn tiếng, ho nhẹ, nôn, tiêu chảy, đau đầu... và thuyên giảm theo thời gian. Phụ huynh tuyệt đối không cho con uống thuốc linh tinh, nhất là thuốc kháng đông, kháng viêm nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Còn với c♏hị Hoàng Oanh, bỏ một số tiền lớn để mua thuốc, nhưng chị mong sẽ có một đơn thuốc chuẩn được cơ sở y tế cấp phát và hướng dẫn sử dụng, thay vì để F0 lạc giữa rừng thuốc.
"Nhiễm bệnh khiến tôi ▨quá mệt mỏi, giờ còn phải tỉnh táo để lựa đúng thuốc là qu🍎á sức, nên ai khuyên gì tôi đành làm theo", chị thở dài.
Quỳnh Nguyễn