Bác sĩ CKI Đào Huy Hiếu, chuyên ngành Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện 108, cho biết, F0 có bệnh nền sẽ làm gia tăng các biến chứng, đồng thời là nguyên nhân khởi phát các bệnh l𒁃ý mãn tính khi bị🌸 Covid-19. Đối với F0 mắc bệnh tim, một số nguy cơ biến chứng thường gặp gồm: suy tim, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch phổi, tắc các mạch máu lớn và mạch máu nuôi tạng... Do đó, trong quá trình chăm sóc, trước tiên, người bệnh phải tuân theo quy trình theo dõi thông thường của bệnh nhân Covid-19 như: đo mạch, nhiệt độ, huyết áp và nồng độ bão hòa oxy máu 3 tiếng một lần. Người bệnh cũng cần tiếp tục điều trị bệnh nền song song với Covid-19. Một số thuốc chống đông hay sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch vẫn tiếp tục dùng và được theo dõi giám sát, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tim mạch có dùng thuốc chống đông, khi điều trị Covid-19 bắt buộc phải dùng Corticoid, cần theo dõi sát sao các biến chứng xuất huyết, hay gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa (triệu chứng điển hình là đại ♉tiện phân đen, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng). Trong trường hợp bệnh nhân thấy khó thở, đo SpO2 dưới 94% hoặc đau ngực trái, đại tiện phân đen hoặc đau thượng vị, cần liên hệ nhân viên y tế để được nhập viện.
Bác sĩ Hiếu cũng nhấn mạnh, với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch khi mắc Covid-19, chế độ ăn phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung thêm nhiều vitamin C. Tuy nhiên, các hoa quả ngọt có thể làm tăng đường máu với người mắc bệnh tiểu đường. Trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị như Corticoid cũng phải theo dõi sát đường máu của bệnh nhân. Với các bệnh nhân mang van tim nhân tạo và đang sử dụng thuốc kháng đông dòng kháng vitamin K, nên hạn chế các rau có màu xanh như: rau cải vì ♒sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông.
Sau khi khỏi, người bệnh nên tái khám lại theo chuyên khoa để kịp thời phát hiện và xử trí các biến chứng. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ thuốc chặt chẽ, duy trì cꦍhế độ sinh hoạt, nghỉ nghơi điều độ và tinh thần lạc quan.
Hải My