Bệnh nhân mệt mỏi và khó thở nhiều, người nhà hoang mang không biết SpO2 (chỉ số oxy trong máu) như vậy là đã bị nặng hay chưa. Trong lúc chờ đợi hỗ tr𝄹ợ, người con đành gọi điện nhờ sự tư vấn của bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng), phụ trách tư vấn hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà, để xin hướng dẫn.
Bác sĩ Hoàng tư vấn người bệnh nằm ngửa để đo, kết quả SpO2 vẫn 93-94%. Chỉ số này khá khó để nhận định tình trạng. Bác sĩ tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân nằm sấp, nghỉ khoảng một phút lại đo tiếp. SpO2 tăng khoảng 96-97%, như vậy trường hợp này đã có viêm phổi, cần dùng ngay thuốc kháng viêm, chống đông. Bác sĩ lậpꩵ tứ🐼c hướng dẫn sử dụng thuốc, bệnh nhân tự mua thuốc trong lúc chờ đợi y tế hỗ trợ.
ꦆTrung bình một ngày, bác sĩ Hoàng nhận khoảng 40-50 F0 gọi đến xin tư vấn, có ngày lên đến 100 ca, đa phần là người có bệnh nền, đối tượng nguy cơ, phụ nữ mang thai... khi họ chưa được tiếp cận được y tế và thuốc ngay. Các bệnh nhân hầu hết mức độ nhẹ, được bác sĩ tư vấn dùng thuốc, một vài trường hợp nặng như tuổi cao, bệnh nền, bác sĩ khuyên nên nhập viện, song trong lúc chờ đợi, bác sĩ cũng hướng dẫn cách dùng thuốc nếu tình trạng nguy cấp.
Một tuần gần đây, số ca mắc Hà Nội vượt 2.000 ca mỗi ngày. F0 tăng nhanh, số lượng bệnh nhân đang điều trị nhiều, một số ca mắc mới chậm được tiếp cận y tế và thuốc. Gia đình ba người của chị Thanh, ở Ba Đình, dương tính nCoV. Người bố 68 tuổi, bị tiểu đường, cao huyết áp, còn người mẹ 61 tuổi, bị ung thư vú, đã phẫu thuật hai lần, xạ trị và truyền hóa chất từ nhiều năm trước. Riêng chị Thanh bị huyết áp thấp và xoang mạn tính. Chị cho biết chỉ số SpO2 ban ngày thì ổn (96-98%), tuy nhiên, cứ đến đêm là cả nhà bị ho và SpO2 ở mức 93-96%. Chị gọi điện đến phường nhờ hướng dẫn song chưa được hỗ trợ ngay, sốt ruột, chị lên các hội nhóm có bác sĩ tư vấn hỏi về cách điều trị Covid-19 tại nhà.
Chị Hân ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Tr𒐪ưng, đang mang thai 7 tháng, xuất hiện ho, sổ mũi, sốt ớn lạnh 38,5 độ C, mất vị giác... lại có thai, song không được đưa đi viện ngay, cũng không được cấp phát thuốc. Chị liên hệ đến y tế phườ💖ng chỉ được hướng dẫn sử dụng paracetamol 500 mg hạ sốt.
Chị nhờ người mua thuốc, sau đó lên mạng học hỏi kinh nghiệm điều trị F0 tại nhà trong các hội nhóm, xông mặt bằng gừng sả ngày 4-5 lần. Đến ngày thứ 4, các triệu chứng hết dần, lúc đó, y tế phường✃ mới đến đưa chị đi bệnh viện.
Nói về nguyên nhân F0 nhóm nguy cơ khó tiếp cận thuốc, lãnh đạo phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng cho hay có thể do trong quá trình phát hiện mình là F0, người dân có đôi chút hoang mang, khiến việc kê khai trên phần mềm chưa rõ nên y tế phường phải mất thời gian giải thích và trao đổi lại về tình trạng. Bên cạnh đó, việc chuyển tầng bệnh nhân cũng phải tuân theo quy trìn🦄h, nên có thể dẫn đến chậm trễ.
Trong Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm Covid-19 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị, Bộ Y tế ban hành 1/12, nhóm nguy cơ cao gồm người tuổi từ 65 trở lên và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; 50-64 tuổi, chưa ph💞át hiện bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày; trẻ em từ dưới 3 tháng tuổi; SpO2 từ 94-96%.
Nhóm này được điều trị tại Bệnh viện thu dung điề𝔍u trị Covid-19 (tầng 2). Nhân viên y tế sẽ theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu nặng để chuyển tầng cao hơn; điều trị thuốc kháng virus, dinh dưỡng, điều trị dự phòn𝄹g thuốc chống đông, bảo đảm sẵn sàng hỗ trợ oxy và dùng thuốc chống viêm khi suy hô hấp; theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền.
Tuy nhiên, trong những tuần qua, khi các ca F0 tăng nhanh mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận hiện tượng quá tải ở một số trạm y tế cơ sở và bệnh viện thuộc tầng 2, 3. Có phường vài chục nghìn dân nhưng chỉ có 5-10ཧ nhân viên y tế, lại phải kiêm nhiệm n𒆙hiều công việc, nên một số F0 phải chờ vài ngày mới có kết quả xét nghiệm và quyết định đi cách ly, điều trị.
Trước tình hình này, hôm 4/1, Sở Y tế ra hướng dẫn mới về quy trình quản lý F0 điều trị tại nhà. Trong đó, quy trình nêu rõ chức 🧸năng, nhiệm vụ của các đơn vị như trung tâm y tế, trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ hỗ trợ theo dõi F0, mạng lưới Thầy thuốc đồng 𝓰hành. 28 nhóm y bác sĩ phụ trách bệnh nhân Covid-19 ở 30 quận, huyện, thị xã, mỗi ngày thực hiện khoảng 4.000 cuộc gọi chăm sóc F0.
Khi F0 gọi đến tổng đài 1022, người trực lưu số liên hệ và thông tin c🍷ơ bản. Sau đó, bác sĩ Mạng lưới 🌼Thầy thuốc đồng hành gọi lại, sàng lọc, hỏi họ tên, năm sinh, địa chỉ, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền... để đánh giá nguy cơ. Nếu F0 có 3-4 yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ báo y tế địa phương để hỗ trợ, chuyển cấp cứu kịp thời.
Tính đến 6/1, Sở Y tế cho biết đã chuẩn bị 18.875 túi thuốc C, cấp phát 12.000 túi tới các quận, huyện các F0 đang điều trị tại nhà. Song, hiện chỉ có 10.000 bệnh nhân đủ điều kiện cấp phát túi thuốc C, do đó số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các F0 trong thời gian tới. Còn với gói thuốc A, Sở Y tế đã cấp phát 11.700 gói tới các quận, huyện, số thuốc này do các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ. Ông Vũ Cao 💙Cương (Phó giám đốc Sở Y tế), cho biết trạm y tế chịu trách nhiệm chính cấp thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi quản lý tại nhà. Hiện nay các thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát thuốc phải đúng theo quy định và người bệnh có thể liên hệ với trạm y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nói về việc cấp phát thuốc.
Hà Nội đã triển khai 3 gói thuốc gồm: Gói A có thuốc hạ sốt paracet🐬amol, thuốc bổ sung vitamin kèm hướng dẫn sử dụng. Gói này được phát ngay cho người bệnh khi đủ điều kiện điều trị tại nhà và do Trạm Y tế cấp phát. Gói B có thuốc chống viêm corticoid, thuốc chống đông, chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt và phải được bác sĩ đánh giá và kê đơn choꦡ bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất nếu người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.
Gói C gồm các thuốc kháng virus như molnupiravir, favipiravir. Đây là các thuốc chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành mà phân bổ, sử dụng có kiểm soát. Vì vậy, để được sử dụng, người nhiễm Covid-19 phải được khám sàng lọc, đánh giá và có cam kết đồng ý tham gia chương tr🥂ình, khi sử dụng thuốc kháng virus phải tuân thủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
Theo bác sĩ Hoàng, trong lúc chờ đợi, không phải ai cũng biết các bác sĩ online để nhờ tư vấn. Nhiều người tự ý dùng thuốc. Việc này rất nguy hiểm vì sẽ dẫn đến tình trạng dùng sai thuốc haꦆy sử dụng thuốc quá liều, dùng không đúng thời điểm...
"Một số loại thuốc có tên khác nhưng hoạt chất giống nhau, người dùng uống cùng lúc nhiều loại dẫn đến quá liều, từ đó phải đối mặt nhiềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚu nguy cơ như xuất huyết, gây độc gan thận... Thuốc dùng đúng liều vẫn có rất nhiều tác dụng phụ rồi, dùng không đúng càng nguy hiểm hơn", bác sĩ cho biết.
Đến ngày 5/1, Hà Nội đang điều trị hơn 🐎35.500 bệnh nhân, tꦉrong đó hơn 25.700 F0 điều trị tại nhà. Trang tin Cục quản lý Khám chữa bệnh thống kê có 385 ca nặng và nguy kịch, bao gồm 36 ca thở máy xâm lấn, 3 ca lọc máu, không có ca nào chạy ECMO.
Thủ đô hiện đã kích hoạt 8.000 giường bệnh dành cho những người có dấu hiệu từ trung bình trở lên và đưa vào tất cả các tuyến 🌺điều trị. Cáಞc bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện chuyên gia, đa khoa đều tham gia điều trị Covid-19.
Thúy Quỳnh - Chi Lê