Theo Telegraph, Facebook﷽ cố tình thường xuyên làm sập ứng dụng trong vài tuần với một lượng người dùng thiết bị Android nhất định để xem họ sẽ tìm cách khác để duyệt Facebook (như truy cập phiên bản mobile web) ha🐻y từ bỏ nền tảng này.
Kết quả, những người nằm trong nhóm "thử nghiệ༺m" vẫn tiếp tục ghé thăm chứ không chia tay mạng xã hội này.
Đây không phải lần đầu Facebook đo phản ứng của người dùng. Năm 2014, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã bị chỉ trích vì điều chỉnh thông tin được chia sẻ trên News Feed của 689.000 thành viên để xem có thể khiến người dùng vui hơn hoặc buồn hơ𓂃n.
Cụ thể, Facebook phối hợp với Đại học California (Mỹ) tiến hành thử nghiệm quy mô lớn bằng cách lọc News Feed của người dùng, bao gồm cả những lời bình luận, video, ảnh, đường link... được các thành viên khác đăng lên mạng xã hội. Kết quả là, khi người dùng ít đọc n🅺hững nội dung mang tính tích cực của bạn bè thì họ cũng ít đăng nội dung tích cực hơn. Ngược lại, khi họ giảm tiếp xúc với các nội dung tiêu cực thì các status của họ cũng tươi sáng hơn.
Gi𝕴ới luật ⛄sư, các nhà hoạt động xã hội, các chính trị gia mô tả việc điều chỉnh cảm xúc con người này là "đáng lên án, kỳ cục và gây phiền toái". Trong khi đó, phát ngôn viên của Facebook khẳng định nghiên cứu được thực hiệnඣ "để cải tiến dịch vụ của Facebook và giúp các nội dung mà người dùng thấy trên🥂 Facebook tương đồng với họ nhất có thể".
Châu An