Mẹ tôi năm nay ngoài 50 tuổi, vốn là một người phụ nữ của gia đình theo kiểu truyền thống, ít giao tiếp với bên ngoài và cũng không rành những thứ công nghệ hiện đại. Cách đây hai năm, tôi mua tặng mẹ một chiếc điện thoại thông minh vì muốn để bà có hơi hội tiếp cận với thế giới. Khi người thân, bạn bè đều đã "lên mạng", tôi không muốn mẹ bị🌺 bỏ lại phía sau, đó cũng là cách giúp tuổi già của bà thêm vui.
Khỏi phải nói, thế giới smartphone và internet nhanh chóng khiến mẹ tôi mê mẩn. Đặc biệt là từ khi tôi lập tài khoản Facebook và hướng dẫn mẹ sử dụng. ♔Mục đích chính ban đầu chỉ là để bà tiện liên lạc, xem thông tin của anh chị em, họ hàng và bạn bè. Sau một tuần, mẹ đã có thể thao tác thành thạo, không cần sự trợ giúp của tôi. Thấy mẹ vui vì ngày nào cũng được trò chuyện với mọi người, biết mọi hoạt động, chia sẻ của những người quen biết, tôi cũng vui lây.
Nhưng mọi chuyện, không đơn giản dừng lại ở đó. Sau vài tháng dùng Facebook, tôi bắt đầu thấy mẹ tiếp cận với những kênh bán hàng online. Mẹ dành nhiều thời 𝓡gian hơn cho việc xem livestream bán hàng online. Facebook đương nhiên không bỏ qua cơ hội, ngày càng tăng gợi ý các kênh mua bán để tiếp cận mẹ tôi nhiều hơn. Từ xem, bình luận, hỏi giá, bà bắt đầu đặt mua hàng. Từ những thứ gia dụng nhỏ, mẹ bắt đầu đặt mua những thứ có giá trị hơn: máy móc, thiết bị công nghệ đắt tiền, thậm chí cả thuốc và thực phẩm chức năng.
Từ hàng nội cho đến hàng ngoại (theo lời quảng cáo trên mạng), số tiền mẹ chi ra để mua hàng cũng tăng dần theo đó. Ban đầu chỉ là vài chục nghìn, vài trăm nghìn, rồi sau đó tăng lên vài triệu đồng. Chất lượng thì "thượng vàng hạ cám" đủ cả. Có những món hàng tôi có thể chắc chắn không phải hàng chính hãng như quảng cáo nhưng lại bán đắt hơn cả món tương tự tôi mua ngoài cửa tiệm. Nhiều lần góp ý, giải thích cho mẹ về mặt trái của mua hàng qua mạng, nhưng xem ra những lời tôi nói không thể lấn át được sức hấp dẫn khủng khiếp mà Facebook bày ra mỗi ngày.
Ghé vào Facebook của mẹ bây giờ, tôi thấy ngập tràn những kênh quảng cáo bán hàng, nhiều đến mức không còn thấy mấy tin tức của bạn bè, người thân trên đó. Nó không khác gì một trang thương mại điện tử vời chẳng thiếu thứ gì được rao bán. Nhiều khi tôi thấy hối hận khi đã hướng dẫn mẹ sử dụng Facebook để rồi khiến bà chìm đắm vào mạng xã hội và tốn núi tiền cho việc mua sắm vô bổ.
Thời gian gần đây, tôi thấy nhiều người nói đến câu chuyện mặt trái của Facebook và cách mạng xã hội này sử dụng thông tin người dùng cho mục đích kinh doanh, quảng cáo. Đương nhiên, tôi không đổ lỗi hoàn toàn cho Facebook đã khiến mẹ tôi thành "con nghiện" mua sắm, bởi sử dụng mạng xã hội thế nào là do mỗi người tự quyết định. Nhưng rõ ràng, đây không phải là nơi đơn giản để bạn có thể tỉnh táo tránh xa mọi cám dỗ, nhất là khi chúng luôn được bày sẵn trước mắt bạn, đầy 🎉hấp dẫn và mê lực. Câu chuyện này càng tr𓆏ở nên nan giải hơn với những đối tượng vốn ít kiến thức và khả năng tự phòng vệ như người già, trẻ em.
Sau hai năm hướng dẫn mẹ sử dụng Facebook, giờ tôi lại ♊phải bắt tay vào giúp mẹ "cai" Facebook. Nhưng công việc này có khó khăn hơn nhiều lần. Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng vẫn có rất nhiều khía cạnh tiện ích, nhưng không thể phủ nhận nhưng mặt tối luôn nhiều và dễ dàng tác động đến người dùng hơn mặt sáng.
Xóa sổ Facebook có vẻ là chuyện không dễ và cũng còn khá xa vời, trong khi chúng ta vẫn ngày ngày phải đối mặt với những mối nguy trên đó. Thế nên, tự phòng bị và trang bị kiến thức, kỹ năng làm chủ bản thân, biết phân biệt lợi - hại của mạng xã hội mới là thức chúng ta cần làm ngay lúc này. Khi mỗi người đều có hệ miễn dịch tốt với những tác nhân độc hại trên Facebook, tôi tin chẳng cần phải hô hà🌸o đóng cửa hay xóa sổ nền tảng này, những thứ tiêu cực cũng tự khắc bị trꦑiệt tiêu.
>> Lý do gì khiến bạn rời bỏ Facebook? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.