Facebook đã dành vài ngày qua để trò chuyện với các nhãn hàng, thuyết phục họ quay về với nền tảng của mình, kèm lời hứa sẽ thay đổi theoꦜ chiều hướng tích cực hơn. Thế nhưng, một số nhãn hàng cho biết mọi thứ "vẫn trên bàn đàm phán" và hầu hết không ấn tượng với những lời hứa sẽ thay đổi của Facebook. Trong đó bao gồm dán nhãn cảnh báo các chính trị gia như Twitter đang làm, cũng như siết chặt các nội dung mang tính phân biệt chủng tộc và cực đoan.
Trước đó, ngày 26/6, CEO Facebook Mark Zuckerberg hứa sẽ kiểm duyệt nội dung, gắn nhãn bài đăng có nội dung thù địch, phân biệt chủng tộc hoặc vấ𒁃n đề tiêu cực liên quan đến bầu cử. Facebook cũng cam kết thực hiện nhiều biện p🐽háp hơn để bảo vệ người nhập cư, người tị nạn khỏi những bài viết, quảng cáo thể hiện sự khinh miệt hoặc những ngôn từ có thể gây tổn thương.
Hôm 6/7, một nguồn tin tiết lộ rằng Faceboo⛎k sẽ đồng ý kiểm soát các nội dung mang tính chính trị, đặc biệt là về phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ chính thức để bàn luận sẽ diễn ra tuần tới, với sự tham gia của Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL), quỹ từ thiện đấu tranh vì quyền lợi của🔯 người da màu Color of Change, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) và tổ chức giám sát truyền thông phi lợi nhuận Common Sense.
Thống kê cho thấy, hiện có hơn 750 nhãn hàng đã tham gia vào chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook và Instagram, trong đó có các tên tuổi như Coca Cola, Hershey và Unilever. Số lượng công ty rút quảng cáo ngàyꦫ một nhiều, thậm chí đỉnh điểm có tới 200 nhãn hàng đồng loạt "nói không" với quảng cáo Facebook chỉ trong vòng 24 giờ.
"Facebook đang bắt ♏đầu có ý nhượng bộ các nhãn hàng. Tuy nhiên, nó chưa đủ để giải quyết các vấn đề cốt lõi, là quan điểm của Zuckerberg về tự do ngôn luận trên Facebook", Kerri Pollard, phó chủ tịch cấp cao của Patreon, một công ty vừa rút quảng cáo khỏi Facebook và Instagram cho biết, "Chỉ đến khi anh ta xem những phát ngôn của chính trị gia cũng như những người dùng bình thường khác, các nhãn hàng mới có thể thoải mái quay lại nền tảng".
Trước đó, Zuckerberg đã không đánh dấu các phát ngôn mang tính "nhạy cảm" của Tổng thống Donald Trump cũng như các chính trị gia. Quan điểm của Zuckerberg là "các phát biểu chính t♊rị là một trong những phần nhạy cảm nhất trong một nền dân chủ và mọi người sẽ tự cảm nhận những gì các chính trị gia nói".
Một số nhà quan sát đánh giá việc để các chính trị gia tự do phát biểu có thể gây hậu quả trên diện rộng, nhưng lại có ích cho Facebook. Thực tế, mạng xã hội này hoạt động theo mô hình kinh doanh mà trong đó, thông tin nào càng được tương tác thì càng lan truyền. Điều này giúp quảng cáo được tiếp cận đến nhiều người hơn. "Nội dung gây chia rẽ chính là một trong những yếu tố lan truyền mạnh nhất, đặc biệt là trong các hội nhóm của những người cùng chung quan điểm. Sự phẫn nộ này góp phần mang lại lợi nhu꧟ận lớn cho Facebook", một nhà p💫hê bình lập luận.
Phong trào tẩy chay Facebook được xem là đỉnh điểm của "cuộc chiến" kéo dài giữa mạng xã hội này với các n🅷hãn hàng. Tuy vậy, với quy mô chỉ đứng sau Google về quảng cáo, Facebook dường như chỉ tiếp nhận và thực hiện một số thay đổi "cho có" để trấn an, không hoàn toàn vì lợi ích khách hàng.
Trong một tuyên bố mới đây, phát ngôn viên Facebook Ruchika Budhraja cho biết nền tảng của họ vẫn đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ an toàn cho người dùng, cũng như thuê các chuyên gia bên thứ ba nhằm cập nhật các chính sách. "Facebook đã thực hiện những cuộc truy quét trên diện rộ🔯ngꦺ và đã cấm hơn 250 tổ chức 'siêu quyền lực' trên nền tảng. Dù vậy, chúng tôi vẫn còn rất nhiều thứ phải làm", Budhraja thừa nhận.
♎Một số chuyên gia nhận định, việc tẩy chay Facebook hiện nay giống như "muối bỏ biển". Công ty hiện có tới 8 triệu đối tác quảng cáo (đa phần là các doanh nghiệp nhỏ), đóng góp gần như toàn bộ doanh thu 70 tỷ USD năm ngoái.
Kevin Urrutia, đồng sáng lập công ty quảng cáo và truyền thông Voy Media thừa nhận hầu hết kౠhách hàng của doanh nghiệp này vẫn đang phụ thuộc vào Facebook. "Chỉ khoảng dưới 10% khách hàng của chúng tôi tham gia tẩy chay Facebook. Còn 90% lại hy vọng việc tẩy chay sẽ giúp họ mua quảng cáo rẻ 🐼hơn hiện nay", Urrutia nói.
"Sau những bê bối trước đây, thực tế doanh thu Facebook vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, phong trào tẩy chay đang diễn ra sẽ có tác động đến mạng xã hội này, khiến doanh thu giảm khoảng 7,5 tỷ USD", Eric Schiffer - một chuyên gia về tư vấn và quản lý thương🥀 hiệ🌠u tại Mỹ, dự đoán.
Zuckerberg dường như vẫn đang kiên định với quan điểm của mình, không như những gì đã tuyên bố trước truyền thông. Một nguồn tin tiết lộ với The Information, trong một cuộc họp kín với nhân viên tuần trước, CEO này khẳng định sẽ không có nhiều thay đổi đối với chính sách hiện tại. Mộtও số nhân viên tham gia đã thất vọng với quyết định này.
Tuy nhiên, có thể mọi thứ đang không nằm trong tính toán của Facebook. Một cuộc khảo sát gần đây của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (WFA) với 60 công ty thành viên cho thấy, một phần ba sẽ ngừng chi tiêu trên các mạng xã hội "tồn tại các nội dung kích động và thù địch". 40% đang xem xét cắt giảm quảng cáo. Chỉ số ít tiếp tục duy trì. Một số công ty trong danh s🔥ách như Coca-Cola, Verizon và Unilever còn dự định cắt giảm chi tiêu cho toàn bộ các nền tảng xã hội, không riêng Facebook.
Bảo Lâm